Chư Prông: Nỗ lực tìm đầu ra cho nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, huyện Chư Prông (Gia Lai) đã tích cực triển khai nhiều giải pháp kết nối thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản của địa phương.
Theo ông Từ Ngọc Thông-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông, thời gian qua, huyện đã có nhiều nỗ lực trong công tác thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản địa phương. Không chỉ tích cực quảng bá, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, huyện còn thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để kết nối với các doanh nghiệp đến thu mua nông sản tại địa phương. Hội thảo liên kết thu mua nguyên liệu do UBND xã Ia Phìn phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai tổ chức vào cuối tháng 12-2018 là một ví dụ.
  Một số nông dân ký kết hợp đồng bán nguyên liệu cho Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai. Ảnh: L.L
Một số nông dân ký kết hợp đồng bán nguyên liệu cho Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai. Ảnh: L.L
Tham dự Hội thảo liên kết thu mua nguyên liệu tổ chức tại UBND xã Ia Phìn, anh Trần Văn Hơn (thôn Hòa Bình, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) chia sẻ: “Niên vụ vừa qua, cà phê mất mùa, sản lượng giảm 30-40%. Đã vậy, giá cà phê cũng giảm 3.000-4.000 đồng/kg so với vụ trước, chỉ còn khoảng 33.000 đồng/kg nên gia đình vẫn chưa muốn bán. Thông qua hội thảo, chúng tôi mong muốn có công ty đến tận nơi để thu mua trực tiếp, khi đó giá sẽ ổn định hơn”.
Cũng yên tâm hơn khi có sự kết nối giữa chính quyền địa phương và công ty thu mua nông sản, ông Tống Văn Dũng-Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Ia Kly (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) cho biết: “Hợp tác xã có khoảng 200 thành viên với trên 300 ha cà phê, hồ tiêu, sản lượng nông sản làm ra hàng năm rất lớn. Nếu liên kết được với Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai xuất khẩu nông sản ra nước ngoài, bà con không chỉ được lợi từ giá cả đảm bảo, ổn định mà đây còn là cơ hội nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm”.
Trao đổi với P.V, ông Trần Văn Duân-Chủ tịch UBND xã Ia Phìn-cho biết: “Toàn xã có khoảng 2.200 ha cà phê, hồ tiêu… Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên sản phẩm nông sản đạt chất lượng tốt, năng suất cao, đặc biệt là cây cà phê. Trên địa bàn xã có ít đại lý, doanh nghiệp thu mua nông sản. Vì vậy, việc tổ chức hội thảo liên kết thu mua nguyên liệu giữa các hộ nông dân với công ty sẽ góp phần giúp bà con có thêm một kênh để bán sản phẩm mà không phải thông qua trung gian, đảm bảo tiêu thụ kịp thời với giá cả tốt nhất”.
Dù rất phấn khởi với việc liên kết thu mua nguyên liệu nhưng ông Lại Song Hà (thôn Grang I, xã Ia Phìn) vẫn còn đôi chút e ngại: “Bà con không có kho chứa, vì thế đề nghị Công ty có kế hoạch thu mua kịp thời. Bên cạnh đó, hàng ngày, Công ty phải cập nhật và thông báo giá để bà con so sánh, đồng thời các thiết bị đo lường phải đảm bảo độ chính xác cao. Ngoài ra, một số hộ khó khăn muốn ứng trước tiền để trả tiền công lao động và chi phí sinh hoạt, phía Công ty sẽ giải quyết thế nào?”.
Trả lời câu hỏi trên, ông Phạm Trung Thành-Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai-cho biết: “Công ty cam kết đưa máy móc, thiết bị được kiểm định chính xác và người đến tận nơi để thu mua nông sản; đồng thời, cam kết mua không thấp hơn giá thị trường. Về vấn đề ứng trước tiền cho những hộ nông dân có nhu cầu sinh hoạt, trả tiền công lao động, Công ty sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể, phối hợp với ngân hàng tạo điều kiện để các hộ được ứng vốn trước”.
Cũng theo ông Phạm Trung Thành, Công ty TNHH Quốc tế Song Hỷ Gia Lai có bề dày 5 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu trực tiếp hàng nông sản như: hồ tiêu, cà phê, gạo, cơm dừa… vào các thị trường trọng yếu là Trung Đông, châu Phi. Trong năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt khoảng 25 triệu USD, riêng doanh thu mặt hàng hồ tiêu, cà phê chiếm trên 50%. “Công ty hiện có Nhà máy chế biến tiêu sạch đặt tại xã Bàu Cạn với công suất 10.000 tấn/năm. Việc mở rộng kênh thu mua từ các hộ nông dân là một trong những chiến lược gắn kết chuỗi giá trị giữa người dân-chính quyền-doanh nghiệp, vừa để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu bền vững cho nhà máy, vừa đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu tốt hơn. Qua đó góp phần gia tăng giá trị nông sản cho người nông dân cũng như giảm thiểu các rủi ro do tập quán ký gửi ở những đại lý không đảm bảo độ tin cậy, phát sinh các vấn đề tiêu cực, mất mát”-ông Thành nhấn mạnh.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Đức Long Gia Lai nói gì về số nợ vượt quá tài sản?

Đức Long Gia Lai nói gì về số nợ vượt quá tài sản?

Kiểm toán cho rằng, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục nhưng Đức Long Gia Lai khẳng định, những vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của công ty đã tồn tại liên tục từ năm 2022 đến nay.
Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài 'đổ bộ' vào Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, hàng loạt tập đoàn lớn của nước ngoài đã 'đổ bộ' đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác như Boeing, Walmart, Central Retail… Chỉ tính từ đầu tháng 9 đến nay, đã có gần 1.000 doanh nghiệp thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Thích ứng với rào cản xanh

Thích ứng với rào cản xanh

Sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), kỳ vọng tăng trưởng thương mại đã thành hiện thực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu lợi thế của Việt Nam như: dệt may, da giày, thủy sản, nông sản… đều ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Gia Lai: Thu hồi đất các trường hợp thuê đất không đưa vào sử dụng

Gia Lai: Thu hồi đất các trường hợp thuê đất không đưa vào sử dụng

(GLO)- Ngày 19-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 73/2023/QĐ-UBND quy định cụ thể việc thu hồi đất đối với trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

Ra mắt Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai

(GLO)- 

Tối 16-9, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace, Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai long trọng tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động. Dự buổi lễ có ông Ngô Quốc Huân-Chủ tịch Hiệp Hội Cửa Việt Nam; lãnh đạo Hiệp hội Cửa Việt Nam tỉnh Gia Lai và khoảng 600 hội viên của Hiệp hội.

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Lật tẩy đường dây nhập lậu điều, chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng thuế

Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3) thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan vừa bóc trần thủ đoạn gian dối của một doanh nghiệp tại Bình Dương khi khai báo nhập khẩu 78.000 tấn điều để sản xuất xuất khẩu nhưng lại bán vào thị trường nội địa để trốn thuế, với số tiền chiếm đoạt hơn 120 tỷ đồng.
Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Kiến tạo các thị trường hiệu quả

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, 'sức khỏe' doanh nghiệp vẫn chưa được cải thiện khi từ đầu năm 2023 đến nay số doanh nghiệp trong cả nước rời khỏi thị trường tiếp tục gia tăng, bình quân mỗi tháng có đến 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, rất cần kiến tạo được các thị trường vận hành hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu phát triển.