Chư Prông: Mất mùa đậu do mưa dầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến vụ thu hoạch nhưng trời mưa không ngớt khiến hàng trăm hec ta đậu của nông dân huyện biên giới Chư Prông (Gia Lai) bị mất trắng hoặc giảm năng suất.
Vụ mùa năm nay, toàn huyện Chư Prông gieo trồng 1.726 ha đậu các loại, tập trung tại các xã: Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Ga, Ia Mơr. Trong đó, xã Ia Lâu có diện tích đậu lớn nhất huyện với 493 ha. Tuy nhiên, hầu hết diện tích đậu của nông dân xã này đều bị mất trắng. Hộ chị Trần Thị Hải Lý (thôn Phố Hiến) là một trường hợp như vậy. Sau 3 tháng chăm sóc, vừa qua, khi đến kỳ thu hoạch, cả 4 ha đậu xanh của gia đình chị đều bị thối rữa. “Đầu vụ, cây đậu lên xanh tốt. Tuy nhiên, về cuối vụ, trời mưa liên tục khiến đậu bị hư thối. Riêng chi phí làm đất, giống và phân bón... thì 4 ha đậu của gia đình tôi đã tốn hơn 30 triệu đồng, chưa kể nhân công”-chị Lý cho biết. Cũng theo chị Lý, vụ mùa năm ngoái, cùng trên diện tích này, gia đình chị thu được 4 tấn đậu, lãi gần 50 triệu đồng.
  Nông dân xã Ia Piơr thu hoạch đậu xanh. Ảnh: H.L
Nông dân xã Ia Piơr thu hoạch đậu xanh. Ảnh: Hải Lê
Tương tự, vụ mùa năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Cải (thôn Bắc Thái, xã Ia Lâu) trồng 2 ha đậu đen và đậu xanh nhưng chỉ thu hoạch được vỏn vẹn… hơn 30 kg. “Cây đậu đen, đậu xanh hợp với chất đất Ia Lâu nên các vụ trước chúng tôi không phải đầu tư nhiều mà năng suất rất đạt. Mọi năm, với 2 ha đậu, gia đình tôi thu được gần 20 triệu đồng nhưng năm nay mưa quá coi như mất trắng”-chị Cải nói.
Đậu mất mùa nhưng giá thu mua mặt hàng này tại Ia Lâu cũng không tăng nhiều so với mọi năm. Hiện tại, giá đậu đen đang được thương lái thu mua ở mức 24 ngàn đồng/kg; giá đậu xanh dao động khoảng15-17 ngàn đồng/kg. Theo bà Hoàng Thị Vương-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Lâu, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất đậu đen đạt từ 9 tạ đến 1 tấn/ha. Với mức giá 20-24 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi héc ta sẽ đem lại nguồn thu khoảng 20-23 triệu đồng/vụ. Sau khi trừ chi phí, bà con lãi 10-13 triệu đồng/ha sau 3 tháng canh tác. Riêng với đậu xanh, năng suất thường thấp hơn, chỉ đạt 7-8 tạ/ha. Giá thu mua đậu xanh cũng thấp hơn nên lợi nhuận của người trồng thường chỉ đạt một nửa so với trồng đậu đen. “Đậu vụ mùa bị thiệt hại là do mưa nhiều. Từ bài học này, chúng tôi khuyến cáo bà con vụ mùa các năm sắp tới không nên trồng đậu tại các khu vực chân ruộng trũng thấp để tránh bị ngập úng gây thiệt hại”-bà Vương cho biết.
Tương tự, tại xã Ia Piơr, cả 400 ha đậu đen, đậu xanh của nông dân đều bị giảm năng suất, cá biệt có trường hợp mất trắng. “Nhìn chung, năng suất đậu vụ mùa năm nay chỉ đạt khoảng 50% so với các vụ trước. Quả đậu đến kỳ thu hoạch chỉ cần có mưa vài ngày sẽ thối ngay. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như năm nay thì thiệt hại là điều khó tránh khỏi. Trên địa bàn xã có một vài lò sấy nông sản, nhờ thế một số hộ nông dân cứu vãn được ít nhiều, còn lại coi như lỗ khoảng 8-10 triệu đồng/ha”-ông Bùi Văn Phụng-Chủ tịch UBND xã Ia Piơr-cho biết.
Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.