Chư Păh: Hơn 638 tỷ đồng phân bổ, chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) về việc phân bổ, sử dụng kinh phí để sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị thuộc nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo (GD-ĐT) trên địa bàn huyện giai đoạn 2017-2020.
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Trương Văn Đạt-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thiên Di
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Thiên Di
Theo báo cáo của UBND huyện, trong giai đoạn 2017-2020, tổng kinh phí dự toán phân bổ, chi sự nghiệp GD-ĐT dự toán hơn 634 tỷ đồng, quyết toán 638 tỷ đồng; tổng kinh phí cấp trên phân bổ để sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị hơn 3 tỷ đồng. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường học. Tuy vậy, một số trường sử dụng, quản lý chưa hiệu quả trang thiết bị dạy học được tỉnh, huyện đầu tư trong giai đoạn 2017-2020. 
Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát tại Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa. Ảnh: Thiên Di
Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát tại Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa. Ảnh: Thiên Di
Phát biểu kết thúc buổi làm việc, Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh cho rằng: Qua thực tế, các trường học tại huyện Chư Păh quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục được các cấp đầu tư chưa hiệu quả; công tác đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, ông Nguyễn Đình Phương đề nghị UBND huyện Chư Păh tổ chức rà soát, kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị giáo dục trong toàn huyện để kịp thời uốn nắn, sửa chữa nhằm phục vụ tốt công tác dạy và học; kêu gọi các Mạnh Thường Quân tài trợ kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị giáo dục, xây dựng thêm cơ sở vật chất các trường...
Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn giám sát đã khảo sát thực tế tại 4 trường học ở Chư Păh, gồm: Trường THPT Ia Ly, Trường Tiểu học Ia Nhin, Trường Tiểu học thị trấn Phú Hòa, Trường THCS dân tộc nội trú huyện.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.