Chống khát cho dân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn H.Sa Thầy (Kon Tum), nhất là ở các xã Sa Nghĩa, Sa Bình, Sa Nhơn và TT.Sa Thầy, phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô hạn. Nhiều nhà phải đi xin nước về ăn uống và ra sông, suối tắm giặt.

Thậm chí vào mùa khô năm 2016, các đơn vị quân đội phải vận chuyển nước đến cấp phát cho người dân. Trước tình hình trên, năm 2017, UBND tỉnh Kon Tum đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án cấp nước sinh hoạt H.Sa Thầy.

 

 Sau nhiều lần gia hạn nhà máy nước sạch H.Sa Thầy (Kon Tum) vẫn chưa thể vận hành. Ảnh: Đức Nhật
Sau nhiều lần gia hạn nhà máy nước sạch H.Sa Thầy (Kon Tum) vẫn chưa thể vận hành. Ảnh: Đức Nhật


Dự án có tổng mức đầu tư 116 tỉ đồng, công suất 5.100 m3/ngày đêm, cung cấp nước cho hơn 27.000 hộ dân tại TT.Sa Thầy và các xã: Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn. Công trình được giao cho Ban Quản lý các dự án 98 làm chủ đầu tư. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối năm 2019.

Thế nhưng đã nhiều năm trôi qua, lời hứa hẹn của chủ đầu tư đã bay xa, dòng nước sạch mãi chẳng thể đến tay dân. Chủ đầu tư giải thích rằng việc dự án chậm tiến độ là do nguyên nhân khách quan nên phải gia hạn nhiều lần. Khi bắt đầu thi công đúng vào mùa mưa, sau đó thì dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Ngoài ra, địa hình xây dựng công trình cấp nước quá hiểm trở, trong khi đó, tuyến đường ống rất dài…

Việc nhà máy nước sạch chậm hoàn thành so với dự kiến 3 năm cho thấy có một sự bất cập rất lớn. Dẫn đến việc trong gần 3 năm qua, người dân phải chịu khát ngay chính trên mảnh đất đang xây dựng nhà máy nước. Chủ đầu tư tuy đã hứa hẹn sẽ bàn giao trong tháng 8.2022, nhưng liệu có đúng hẹn hay lại tiếp tục phải gia hạn như nhiều lần trước, bởi có câu “một lần bất tin, vạn lần bất tín”?

Do đó, để “chống khát” cho dân, cần sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền địa phương. Nếu chủ đầu tư tiếp tục trễ hẹn thì chính quyền địa phương phải có biện pháp xử lý mạnh tay, dứt điểm. Có thể tính toán đến việc phạt tiền hoặc không thanh toán kinh phí nếu nước sạch chưa phục vụ nhu cầu của người dân như đã hẹn.

 

Theo ĐỨC NHẬT (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.