'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

untitled.jpg

Vì vậy, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xăng - một loại hàng hóa thiết yếu là sai ngay từ bản chất của luật này. Ấy vậy mà suốt mấy thập niên qua, xăng vẫn bị áp thuế TTĐB một cách oan uổng. Thuế này do các cơ sở trực tiếp sản xuất hàng hóa nộp nhưng người tiêu dùng phải gánh vì thuế được cộng vào giá bán.

Đáng nói là lâu nay, giới chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội cho tới các hiệp hội ngành nghề đều đã phân tích, góp ý bền bỉ về sự vô lý này nhưng Bộ Tài chính vẫn bảo lưu quan điểm đánh thuế TTĐB với xăng. Trong Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 26.3 vừa qua về dự thảo luật Thuế TTĐB (sửa đổi), câu chuyện vẫn quanh quẩn như vậy. Vẫn một bên là rất nhiều đại biểu Quốc hội phân tích, lập luận nên bỏ xăng ra khỏi danh mục "hàng xa xỉ" bị đánh thuế TTĐB vì không đúng bản chất và mặt hàng này cũng đang gánh nhiều loại thuế, phí... Và một bên là lãnh đạo Bộ Tài chính kiên quyết giữ quan điểm đây là mặt hàng có nguồn gốc hóa thạch, nếu bỏ áp thuế TTĐB sẽ không khuyến khích dùng xăng sinh học, sử dụng tiết kiệm... Hay nói đơn giản thì cuộc thảo luận, như bao lần trước lại trở về nơi bắt đầu và không biết đến bao giờ, sự bất hợp lý này mới thay đổi.

Tuy nhiên, để bảo vệ quan điểm của mình, Bộ Tài chính nên làm rõ "bỏ thuế TTĐB sẽ không khuyến khích sử dụng tiết kiệm" là như thế nào, một cách khoa học và có cơ sở. Bởi xăng là mặt hàng thiết yếu, dù đắt đến đâu thì người dân cũng phải mua để sử dụng. Và đắt hay rẻ thì họ cũng phải bỏ tiền túi ra mua, giống như các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu khác. Nên không thể nói không áp thuế thì họ sẽ lãng phí, sẽ lái xe chạy vòng vòng dù chẳng có việc gì cần. Còn nếu nói đánh thuế để bảo vệ môi trường thì xăng đang gánh loại thuế này, bên cạnh thuế xuất nhập khẩu, VAT và nhiều khoản phí khác. Thậm chí như một đại biểu Quốc hội nói thẳng, nếu cần thì tăng thuế bảo vệ môi trường chứ không nên đánh thuế TTĐB. Vì thuế đầu tiên và cuối cùng là phải đúng đối tượng, mục tiêu, mục đích, bản chất. Đưa hàng thiết yếu gộp chung với nhóm hàng xa xỉ là "lệch pha" trầm trọng, cần điều chỉnh gấp chứ không nên bàn thảo mãi.

Chưa kể ở thời điểm hiện nay, thuế TTĐB với xăng không thể đứng mãi trên các lập luận cũ mà phải nhìn toàn cục nền kinh tế. Năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8%, lấy trớn cho tăng trưởng 2 con số ở giai đoạn sau đó để thực hiện mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước thu nhập cao vào năm 2045. Các cơ chế, chính sách lúc này đều phải lấy mục tiêu chung của đất nước làm kim chỉ nam để hành động. Bỏ thuế TTĐB với xăng không chỉ là sự điều chỉnh hợp lý, hợp tình mà còn giúp giảm giá xăng, từ đó giảm cước vận tải, chi phí vận chuyển, góp phần giảm giá hàng hóa, kích thích sức mua trong đại bộ phận người dân. Nên nhớ sức mua, một trong "tam mã" của cỗ xe tăng trưởng, đang là vấn đề đau đầu nhất của lãnh đạo Chính phủ cũng như các bộ, ngành, chính quyền địa phương. Trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới vẫn đang khó khăn và tiềm ẩn những rủi ro thì các quy định gây ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng cần nhanh chóng được tháo gỡ.

Ở góc nhìn đó và trên quan điểm đó, danh mục này gọi tên thuế TTĐB với xăng đầu tiên.

Theo Nguyên Khanh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.