Đầu tư trọng điểm trong thể thao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục TDTT Việt Nam nhận định, thể thao Việt Nam đang thiếu một chương trình cấp quốc gia về đào tạo vận động viên trong các môn thể thao trọng điểm.

Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia có hẳn một chương trình đầu tư cho VĐV tham gia tranh tài tại các đấu trường như Olympic và Asiad, từ đó nước bạn thu về nhiều thành tích.

dienkinh-5004-5523.jpg

Trong Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Cục TDTT Việt Nam xây dựng chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm trong giai đoạn 2026-2046 với các mục tiêu tốp 20 Asiad và tốp 50 Olympic. Đến thời điểm này, ngành thể thao đã lên danh sách dự kiến 17 môn thuộc diện trọng điểm đầu tư.

Đây là lần đầu tiên ngành thể thao được giao trách nhiệm về thành tích một cách cụ thể với các yêu cầu rõ ràng về chương trình hành động. Những nhiệm vụ này được đặt ra sau khi nguồn chi cho thể thao từ ngân sách hàng năm vẫn lớn nhưng chưa đi đôi với những bước tiến về thành tích, kết quả. Đó là hệ quả của quá trình đầu tư dàn trải, thiếu định hướng cho các môn mũi nhọn.

Cục TDTT Việt Nam nhận định, thể thao Việt Nam đang thiếu một chương trình cấp quốc gia về đào tạo vận động viên (VĐV) trong các môn thể thao trọng điểm. Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia có hẳn một chương trình đầu tư cho VĐV tham gia tranh tài tại các đấu trường như Olympic và Asiad, từ đó nước bạn thu về nhiều thành tích.

Việc chọn lựa các môn trọng điểm không khó, nhưng điều quan trọng là số lượng môn phù hợp, có triển vọng lâu dài, có tiềm năng để chuyển sang chuyên nghiệp một cách bền vững. Trên thực tế, ngay cả các cường quốc thể thao thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Đức hay gần gũi với chúng ta như Thái Lan cũng không dàn trải hoặc mạnh đều tất cả các môn Olympic. Những môn mạnh của họ đều phát triển đồng bộ từ nền tảng thể thao học đường đến thể thao chuyên nghiệp trước khi hình thành số lượng VĐV đông đảo, có tính cạnh tranh cao để thi đấu tại các đấu trường lớn.

Đương nhiên, VĐV Việt Nam sẽ có những giới hạn nhất định ở một số môn Olympic, nhất là các môn đòi hỏi thể chất đặc biệt, có tính phổ biến hạn chế. Đây chính là điểm mấu chốt trong việc xây dựng các môn trọng điểm. Các môn Olympic thường rất khó tìm được VĐV có tài năng đặc biệt cũng như luôn đòi hỏi một mức độ đầu tư về tài chính rất lớn. Tiêu biểu như Singapore là “cường quốc Đông Nam Á” về bơi lội, nhưng gần nửa thế kỷ thống trị SEA Games thì họ cũng phải đợi đến khi “sản sinh” ra được một thần đồng như Joseph Schooling cùng một chế độ tập luyện hàng đầu thế giới thì mới có huy chương Olympic.

Có thể ví von việc xây dựng các môn trọng điểm cũng giống như quá trình chọn loại thuyền, cách chèo phù hợp, nghiên cứu luồng lạch khôn khéo để tiến ra biển lớn. Những thành công vang dội của CLB nữ TPHCM hay đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam cho thấy tiềm năng của Thể thao Việt Nam vẫn còn lớn nhưng không phải môn nào, nội dung nào cũng sở hữu các điều kiện giống nhau.

Ngành thể thao cũng đã tổ chức hội thảo để xác định đâu là các môn trọng điểm để đầu tư. Tuy nhiên, cái cần thiết nữa là phải xác định được nguồn lực phù hợp với thực trạng, cả về tài chính lẫn con người. Quy hoạch các môn trọng điểm không khéo, lại dẫn đến đầu tư nửa vời, gây lãng phí cũng như làm ảnh hưởng đến cơ hội của các môn khác nhất là những môn thể thao hiện đại, phù hợp với đặc thù thể chất của VĐV Việt Nam.

Theo YẾN PHƯƠNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

'Xóa mù AI' – cơ hội trao cho tất cả

Việc phổ cập – “xóa mù” AI không chỉ giúp người lao động không bị tụt hậu mà còn tạo ra một xã hội năng động, sáng tạo, nơi mỗi cá nhân đều có thể tận dụng sức mạnh của công nghệ để nâng cao đời sống và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

'Chắc chân' thị trường nội địa

'Chắc chân' thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.