Sáp nhập đi kèm với cắt giảm thủ tục hành chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

​​​​​​Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện là một bước đi cần thiết trong công cuộc cải cách nhằm mục đích tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước và kiến tạo không gian phát triển mới. 

Để đạt được mục đích này, cần đánh giá và phân tích kỹ lưỡng các khía cạnh liên quan đến đời sống dân sinh và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Khi thay đổi đầu mối quản lý nhà nước, các đầu mối giải quyết các thủ tục hành chính của người dân cũng thay đổi theo. Một số thủ tục được chuyển xuống xã/phường/thị trấn (gọi chung là xã) giải quyết, một số khác phải đưa lên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh), thậm chí có thủ tục xã giải quyết nhưng tỉnh phê duyệt, giám sát.

Việc điều chuyển này ảnh hưởng trực tiếp đến quãng đường di chuyển, thời gian chờ đợi và chi phí mà người dân, doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành thủ tục. Nếu thay đổi đầu mối quản lý mà các thủ tục quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thiết yếu liên quan trực tiếp đến dân sinh không được cải tiến thì sẽ khó lòng đạt hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước.

Trong lĩnh vực đất đai và xây dựng có nhiều thủ tục (như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, thẩm định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, giải quyết khiếu nại; xác định nguồn gốc đất, đăng ký biến động, cấp phép xây dựng…), trong đó có thủ tục có thể sẽ được đưa lên tỉnh, một số thủ tục quy mô nhỏ sẽ chuyển xuống xã. Tuy nhiên, khi đi vào chi tiết sẽ có nhiều vấn đề cần giải quyết thấu đáo, đòi hỏi sự phối hợp của các cấp chính quyền.

Muốn hiệu quả, cần nghiên cứu và sửa đổi các quy định liên quan đến đất đai từ Luật Đất đai đến các nghị định, thông tư hướng dẫn, đồng thời đẩy mạnh số hóa toàn diện, đồng bộ các thủ tục sao cho tiện lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện chỉ đảm bảo được mục tiêu khi đi kèm với cắt giảm hoặc tối giản các thủ tục. Ảnh minh họa
Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện chỉ đảm bảo được mục tiêu khi đi kèm với cắt giảm hoặc tối giản các thủ tục. Ảnh minh họa

Hiện nay, các điều kiện kinh doanh còn khá phức tạp, với nhiều yêu cầu mà doanh nghiệp phải đáp ứng trước khi được phép hoạt động như kiểm định, môi trường hay đăng ký thông tin. Trong khi đó, hạ tầng số và ứng dụng công nghệ số để xử lý thủ tục còn hạn chế, khiến cơ quan quản lý dễ rơi vào quá tải, doanh nghiệp sẽ khó khăn. Do vậy, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản thủ tục và thúc đẩy số hóa cần phải thực hiện đồng thời với quá trình sáp nhập.

Mấu chốt quyết định thành công của cuộc cải cách sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện để xây dựng chính quyền địa phương hai cấp hiệu quả, chủ yếu nhằm ở việc cải cách hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với hệ thống tổ chức mới.

Để đạt được mục tiêu, cần cắt giảm các thủ tục không cần thiết, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Thực tế, pháp luật hiện hành đặt ra nhiều điều kiện kinh doanh buộc doanh nghiệp phải đăng ký, được cấp phép mới đủ điều kiện hoạt động. Tuy nhiên, sau khi cấp phép, cơ quan quản lý nhà nước thường không theo sát việc kiểm soát liên tục, sau khi xảy ra vụ việc ảnh hưởng đến xã hội mới phát hiện.

Nên chăng pháp luật chỉ cần công bố quy chuẩn phù hợp với quy mô, ngành nghề, lĩnh vực, để doanh nghiệp tự đáp ứng và tham gia. Cơ quan quản lý sẽ tiến hành hậu kiểm, xử lý sai phạm (trừ ngành nghề phải quy định nghiêm ngặt). Với những lĩnh vực doanh nghiệp không tự làm được như đảm bảo quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn phòng cháy chữa cháy, nên khuyến khích các đơn vị tư vấn hỗ trợ, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Việc rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh, các “giấy phép con” không cần thiết cũng là ưu tiên, chỉ nên giữ lại những điều kiện thực sự cần thiết theo thông lệ quốc tế, áp dụng cho các ngành đặc thù.

Đồng thời, cần giảm rào cản gia nhập ngành liên quan vốn pháp định. Cá nhân có ý tưởng kinh doanh tốt thì được phép thuyết phục nhà đầu tư, cùng góp vốn thành lập doanh nghiệp mà không chứng minh vốn trước. Các yêu cầu về chứng chỉ ngành nghề cũng cần nới lỏng, chỉ áp dụng cho lĩnh vực đặc thù.

Bên cạnh đó, cần điều chỉnh các quy định về phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính giữa các cấp, đẩy mạnh số hóa thực chất, giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp. Hệ thống dữ liệu liên kết giữa xã và tỉnh đảm bảo thống nhất, minh bạch trong xử lý hồ sơ.

Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện chỉ đảm bảo được mục tiêu khi đi kèm với cắt giảm hoặc tối giản các thủ tục, giảm gánh nặng ngân sách; tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư. Đồng thời, người dân sẽ có được cảm nhận rõ chi phí tuân thủ giảm, tốc độ giải quyết hồ sơ nhanh hơn và ít phải đi lại hơn.

Theo SGGPO

Có thể bạn quan tâm

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.