Hồi chuông cảnh tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Công an, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 vụ việc liên quan đến thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

anh-duoc-tao-boi-luongduycuongnld-luc-4842210030232-17431956302401432456583-0-0-425-680-crop-17431957277141824000539.png

Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng và đau lòng về câu chuyện nam sinh 17 tuổi (ngụ phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) bị nhóm thanh, thiếu niên chặn đường đánh, gây chấn thương sọ não vào ngày 27-3. Đáng nói, trong số 6 đối tượng bị bắt giữ, có tới 4 em mới chỉ 16 tuổi. Đây không đơn thuần là một vụ bạo lực học đường mà là sự thiếu hụt trong giáo dục và chăm sóc tâm lý cho thanh thiếu niên hiện nay.

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Công an, mỗi năm nước ta có khoảng 13.000 vụ việc liên quan đến thanh thiếu niên vi phạm pháp luật. Đáng chú ý, có tới 70,3% trong số đó thuộc nhóm tuổi từ 16 đến dưới 18 - giai đoạn được coi là "khủng hoảng tuổi dậy thì".

Vụ việc tại Đồng Nai vừa qua là một minh chứng rõ nét. Điều đáng nói là mức độ tàn bạo và sự vô cảm trong hành động của các em. Đây không phải là hành vi bột phát nhất thời, mà là kết quả của một quá trình tích tụ từ nhiều yếu tố.

Ở độ tuổi vị thành niên, sự phát triển thể chất thường vượt trước sự trưởng thành về tâm lý. Điều này giải thích vì sao các em dễ bị cảm xúc tiêu cực chi phối, thiếu khả năng đánh giá hậu quả hành động. Bên cạnh đó, hiệu ứng "tâm lý đám đông" trong nhóm bạn đóng vai trò then chốt. Khi ở cùng nhóm, các em có xu hướng hành động theo số đông, mất đi khả năng phán đoán độc lập. Việc rủ rê nhau mang hung khí cho thấy có thể có sự cổ vũ "ngầm" từ nhóm bạn.

Đáng chú ý, thực tế cho thấy nhiều trẻ em thiếu sự quan tâm từ gia đình. Một bộ phận phụ huynh hiện nay chỉ tập trung vào bảo đảm vật chất cho con mà bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo như thay đổi tính cách đột ngột, thường xuyên trốn học, kết bạn với nhóm có hành vi lệch chuẩn, sử dụng ngôn ngữ bạo lực.

Để giải quyết vấn đề này, cần có giải pháp đồng bộ từ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Cha mẹ nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để trò chuyện cùng con; theo dõi mối quan hệ bạn bè của con; phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các dấu hiệu bất thường... Đối với nhà trường, nên đưa môn kỹ năng sống thành môn học chính khóa; có phòng tư vấn tâm lý học đường với sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý; tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh; phát triển chương trình giáo dục giá trị sống. Đối với cộng đồng, xã hội, thay vì trừng phạt thì nên tạo cơ hội cho các em lỡ mắc sai lầm có thể tái hòa nhập; xây dựng các câu lạc bộ thanh thiếu niên tại địa phương; tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh.

Nạn nhân trong các vụ việc không chỉ chịu tổn thương thể xác mà còn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn stress sau sang chấn. Trong khi đó, các thủ phạm trẻ tuổi cũng cần được giúp đỡ về mặt tâm lý để tránh mang mặc cảm tội lỗi suốt đời.

Bạo lực tuổi vị thành niên là vấn đề phức tạp. Chúng ta không nên chỉ lên án, mà cần thấu hiểu và đồng hành với các em trong quá trình trưởng thành. Chỉ có như vậy mới có thể hình thành được một thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.