Cho mắc ca "chung nhà" với vườn tiêu, có 280 cây mà thu 400 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên (thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) là hộ tiên phong trong việc trồng xen mắc ca trong vườn tiêu tại địa phương từ năm 2011. Hiện anh Nguyên có tổng diện tích là 8,5 ha, trong đó 6,5 ha trồng mắc ca xen tiêu còn lại trồng xen mắc ca trong vườn cà phê.
Tuy chưa phải là cây trồng chính song những năm gần đây, cây mắc ca đã đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Anh Nguyên chia sẻ, để mô hình xen canh mắc ca trong vườn tiêu, vườn cà phê phát huy hiệu quả cần tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc. Đầu tiên tỷ lệ xen canh phải phù hợp, trung bình 1 ha trồng khoảng 300 cây mắc ca.
 
Vườn cây mắc ca của gia đình anh Nguyễn Văn Nguyên.
Theo anh Nguyên, những năm đầu cần tỉa tán, rong cành cho cây lên tầng cao, tránh việc cọ xát với cà phê. Việc trồng xen mắc ca với các loại cây khác cũng gặp một số khó khăn trong khâu chăm sóc, song bù lại sẽ cho hiệu quả kép.
Mắc ca vừa là cây chắn gió, tạo bóng mát giúp cây cà phê, tiêu sinh trưởng tốt, cho năng suất ổn định; đồng thời tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng.
Cũng nhiều năm cho mắc ca "chung nhà" với cà phê, ông Đinh Minh Đại (thôn Quang Minh, xã Ea Púk, huyện Krông Năng) cho hay, chi phí đầu tư vào mắc ca khá thấp. Ngoài tiền mua giống trồng cây ở giai đoạn đầu, về sau ông chỉ tốn thêm một khoản nhỏ mua phân bón và thuốc trừ sâu bệnh.
Một năm ông Đại bón 1 đợt phân, với liều lượng khoảng 0,5 kg/gốc cây, bởi mắc ca có đặc thù là càng tưới nước, bón phân nhiều thì cây càng ít trái.
Hiện nhà ông Đại trồng được 2,6 ha mắc ca, trong đó có khoảng 280 cây trên 8 năm tuổi. Trung bình một cây cho từ 20 - 30 kg hạt/vụ, nếu chăm sóc tốt năng suất càng tăng.
Năm 2018, ông Đại thu hoạch được hơn 5 tấn quả, bán giá 95.000 đồng/kg, thu về hơn 400 triệu đồng. Năm nay, vườn cây đậu quả ít hơn các năm trước do ảnh hưởng thời tiết hồi đầu năm. Giá mắc ca hiện đang được thu mua tại vườn là trên 100 nghìn đồng/kg hạt tươi.
 
Trồng xen mắc ca vào vườn tiêu cho lợi nhuận kép.
Theo ông Cao Xuân Sơn, Trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Krông Năng, mắc ca chưa phải là cây trồng chủ lực của huyện như cà phê, hồ tiêu, sầu riêng... song mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người trồng. Việc xen mắc ca vào tiêu, cà phê với một tỷ lệ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một đơn vị diện tích và kéo dài chu kỳ kinh doanh cho cây trồng chính.
Ông Sơn cho biết, khi trồng mắc ca, người dân cần chú ý đến việc trồng cây chắn gió xung quanh vườn do mắc ca thuộc nhóm rễ chùm, rất dễ bị trốc gốc, gãy đổ khi gặp gió lớn. Theo khuyến cáo của các ngành chức năng, sản phẩm mắc ca chủ yếu tiêu thụ trong nước, chưa có thị trường ổn định nên cần thận trọng khi mở rộng diện tích; trồng xen canh mắc ca với các cây trồng khác để tạo nguồn thu nhập kép.

Toàn huyện Krông Năng có 240 ha mắc ca (bao gồm diện tích trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh), chủ yếu là trồng xen canh. Song song với việc trồng, người dân còn chủ động đầu tư dây chuyền chế biến mắc ca sau thu hoạch. Hiện trên địa bàn huyện có 5 cơ sở thu mua chế biến mắc ca thành phẩm.

Dân Việt (Theo Thanh Thủy/Báo Đắk Lắk)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.