Lai Châu: Ấm no, giàu có khi trồng mắc ca cho quả sai trĩu cành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Trần Đức Văn ở tổ 15, phường Tân Phong, TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu, là một trong những người đầu tiên trồng mắc ca ở TP.Lai Châu. Vườn mắc ca hơn 1.000 cây của ông Văn đã có nhiều cây cho quả sai trĩu cành.
Giữa cái nắng như thiêu đốt của đất trời Tây Bắc, phóng viên Báo NTNN theo chân ông Trần Đức Văn vào vườn mắc ca. Thoạt nhìn phía bên trên thì vườn cây mắc ca của ông Văn chỉ toàn lá là lá, xanh đến nhức mắt.
Ông Trần Đức Văn là một trong những người đầu tiên trồng mắc ca ở TP.Lai Châu. Ảnh: Thanh Ngân
Nhận thấy vẻ nghi ngờ của phóng viên, ông Văn cười thích chí nói: "Anh cứ vô đây, yên tâm, tôi không nói đùa, nói phét nhé". Nói rồi ông Văn dùng 2 tay nhấc tán lá mắc ca xanh rậm rì lên. Thật bất ngờ, từng chùm quả mắc ca sai như chùm sung đang treo lủng lẳng trước mắt chúng tôi.
Nghe nói trồng mắc ca cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2014, ông Văn mạnh dạn mua cây giống về trồng trên mảnh nương cách nhà chừng 300m. Vì chưa hiểu rõ đặc tính cũng như kỹ thuật chăm sóc loại cây mới mẻ này, nên ông không dám đầu tư trồng đồng loạt.
Năm đầu, ông chỉ trồng khoảng 100 cây. Sau một thời gian trồng, chăm sóc, thấy cây mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt, hợp với đồng đất nơi đây, ông Văn tiếp tục mua thêm cây giống về trồng. Mỗi năm trồng một ít, đến nay ông Văn đã sở hữu vườn mắc ca với hơn 1.000 cây. Ông Văn trồng nhiều dòng mắc ca để chúng bổ trợ cho nhau trong việc thụ phấn, ra hoa, đậu quả. Ông vừa trồng mắc ca xen với chè vừa trồng thuần trên một diện tích nhất định.
Ông Văn vui vẻ cho biết: Cây mắc ca rất hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở TP.Lai Châu nói riêng, tỉnh Lai Châu nói chung. Loài cây này dễ trồng và cũng không đòi hỏi cao về kỹ thuật chăm sóc. Trồng mắc ca tốt nhất nên trồng bằng cây ghép, chứ không nên trồng bằng hạt. Vì trồng cây ghép thì cây không những phát triển nhanh mà còn hạn chế được nhiều sâu bệnh.
“Tôi chủ yếu sử dụng phân chuồng kết hợp với NPK để bón cho mắc ca. Mỗi năm, tôi cho chúng “ăn” phân 2 lần. Tôi thường bón thúc cho cây mắc ca bằng phân chuồng và phân NPK vào khoảng giữa tháng 2 hàng năm. Sau khi thu hoạch quả xong, tôi lại cho cây mắc ca “ăn” phân lần nữa để chúng sớm hồi phục sau thời gian nuôi quả” - ông Văn tiết lộ.
Không chỉ bón phân đúng thời điểm, đủ liều lượng mà ông Văn còn thường xuyên làm cỏ, tỉa cành, tạo tán cho cây mắc ca, giúp cho mắc ca sinh trưởng, phát triển tốt.
Ông Văn cho hay, nhân hạt mắc ca có chứa nhiều chất dinh dưỡng quý, tốt cho sức khỏe của con người nên còn được mệnh danh là "nữ hoàng" quả khô. “Tôi trồng cây ghép nên đến năm thứ 3, cây mắc ca đã cho quả bói. Hai năm nay, mỗi năm tôi cũng thu được khoản tiền kha khá từ bán quả mắc ca cho thương lái. Tùy theo nhu cầu của khách, người nào thích mua quả thì tôi bán quả, còn ai thích nua hạt thì tôi tách hạt để bán. Giá bán mắc ca cao hơn nhiều so với các loại cây ăn quả khác. Tôi thường bán quả mắc ca tươi cho thương lái với giá 80.000 đồng/kg. Nếu bán hạt khô thì giá cao hơn” - ông Văn nói.
DNVN(Theo danviet.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(GLO)- Gia Lai là một trong những địa phương được xem là điểm "nóng" của cả nước vì bệnh dại. Nguyên nhân được xác định là do tỷ lệ tiêm phòng vắc xin bệnh dại đạt thấp, ý thức phòng-chống bệnh dại tại cộng đồng chưa cao và việc quản lý đàn chó, mèo gặp còn gặp khó. 
Giá trị của màu xanh

Giá trị của màu xanh

Rừng sạch, gạo "xanh", nông nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng bền vững... không chỉ bảo vệ môi trường sống, bảo vệ bầu khí quyển của chính chúng ta mà còn mang lại giá trị vật chất thiết thực.
Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Việt Nam đã nhận 1.200 tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng

Theo TTO, ngày 21-3, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh (tín chỉ carbon) do hạn chế được mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng.

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Tu Mơ Rông: Tăng cường biện pháp bảo vệ vườn sâm

Trước tình trạng mất trộm sâm Ngọc Linh trong thời gian qua, huyện Tu Mơ Rông đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tăng cường các biện pháp bảo vệ vườn sâm, bảo vệ tài sản và tích cực đấu tranh với các đối tượng nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

Chư Sê phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững

(GLO)- Huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) hiện có 1.120 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê cho thấy chỉ có hơn 420 ha hồ tiêu đảm bảo chất lượng. Để cây hồ tiêu phát triển bền vững thì cần có một cuộc “cách mạng” trong việc tổ chức lại sản xuất.

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

Nâng cao giá trị xuất khẩu cà phê

(GLO)- Với giá nội địa tăng gấp đôi, giá xuất khẩu tăng 40% so với cùng thời điểm năm ngoái, cà phê đang có giá cao kỷ lục. Giá cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê tăng trưởng rất mạnh, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Gia Lai.

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

“Xóm mía” bên quốc lộ 25

(GLO)- 10 năm qua, người dân thôn Phú Cường (xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã phát triển giống mía thanh diệu trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Loại mía tím này đã trở thành thức quà quê theo chân những chuyến xe đến với mọi miền trong cả nước.