Chợ hoa lay ơn: Giá rẻ vẫn vắng người mua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngay giữa trung tâm TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai có một phiên chợ hoa hết sức đặc biệt, chợ chỉ họp vào ngày  28, 29 và 30 tháng Chạp hàng năm. Đó là chợ hoa lay ơn lớn nhất tỉnh, chỉ mở phục vụ buôn bán hoa lay ơn trong dịp Tết.
Rớt giá thê thảm
Chợ nằm trên đường Lê Lai (đoạn từ điểm đường Hai Bà Trưng đến trước Khách sạn Tre Xanh Plaza), gần khu chợ đêm Pleiku. Người bán phần lớn là chủ nhà vườn trồng lay ơn đến từ xã An Phú, Trà Đa, phường Thắng Lợi… Vì là “của nhà trồng được” nên giá hoa lay ơn tại khu chợ này rất rẻ, bằng khoảng một nửa, thậm chí bằng 30-40% so với giá bán lẻ tại các chợ ngày.
Cảnh thiếu vắng người mua tại các sạp bán hoa lay ơn Tết năm nay. Ảnh: Lê Hòa
Cảnh thiếu vắng người mua tại các sạp bán hoa lay ơn Tết năm nay. Ảnh: Lê Hòa
Đã ngót 10 cái Tết, năm nào vợ chồng ông Nguyễn Đình Ánh (thôn 5, xã Trà Đa, TP. Pleiku) cũng đưa lay ơn ra chợ đêm để bán. “Năm nay tôi trồng 1 ha hoa lay ơn gồm đủ loại giống: lay ơn tai vuông, lay ơn đỏ, vàng… Hoa cho thu rải rác từ độ rằm tháng Chạp đổ về đây”-ông Ánh nói. Tết năm nay, từ tối 27 tháng Chạp, ông Ánh cũng như rất nhiều nhà vườn đã đưa lay ơn ra chợ đêm bán. Chợ hoa lay ơn thường họp từ 19 giờ đến rạng sáng. Chợ mở từ 26-27 Tết tùy năm và kéo dài đến tối hôm trước đêm giao thừa sẽ nghỉ. 
Nhiều năm nay, hoa lay ơn được nông dân các xã An Phú, Trà Đa và phường Thắng Lợi… đưa đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành: Bình Định, Quảng Ngãi, TP. Đà Nẵng, đặc biệt là Hà Nội. “Năm nay khách Hà Nội đặt ít do phương tiện vận chuyển ra đó không còn nhiều như trước, nhiều mối hàng chuyển qua nhập lay ơn từ Đà Lạt về bán”-ông Ánh cho biết thêm. Do nhu cầu nhập hàng từ ngoại tỉnh giảm, diện tích trồng nhiều, hoa lay ơn lại nở đồng loạt nên gia tăng nguồn cung. Chưa kể, kinh tế người dân Gia Lai năm nay khó khăn, sức mua kém khiến người trồng hoa lay ơn gặp cảnh khó khăn đủ đường. 
Lay ơn rất nhiều, đẹp và rẻ nhưng khó bán. Ảnh: Lê Hòa
Lay ơn rất nhiều, đẹp và rẻ nhưng khó bán. Ảnh: Lê Hòa
Giá lay ơn tai vuông hiện được rao bán tại chợ đêm dao động từ 30 đến 40 ngàn đồng/bó 10 cây, lay ơn đỏ mập 15-25 ngàn đồng/bó 10 cây, lay ơn vàng, lay ơn cam… giá bán thấp hơn, chỉ quanh ngưỡng 10-15 ngàn đồng/bó 10 cây. “So với mọi năm, giá lay ơn năm nay giảm chỉ còn khoảng một nửa nên nông dân “được mùa, mất giá”. Thời tiết nắng như vậy chỉ chậm 2-3 ngày hoa sẽ nở bung”-ông Ánh nói.
Phơi sương bán hoa Tết
23 giờ đêm, sương xuống đọng ướt vai áo, chợ hoa lay ơn mỗi lúc một đông. Khách mua phần lớn là những người buôn, nhập sỉ về để bán lẻ kiếm lời. Phía bên đường Hai Bà Trưng đoạn đầu chợ hoa lay ơn, gần chục chiếc xe đò, xe tải đã xếp sẵn đợi đón hoa… Vậy nhưng, không còn cảnh nhộn nhịp như mọi năm, chợ hoa lay ơn năm nay người bán thì nhiều mà người mua lại ít. “Các năm trước người đi mua đông đúc, kẹt xe, tắc đường. Năm nay đường thênh thang. Hai vợ chồng tôi bán buôn tối giờ mới được 35 bó hoa lay ơn”-chị Đỗ Thị Thanh Nhi (thôn 5, xã An Phú, TP. Pleiku) nói. Vừa mới sinh con hơn 5 tháng, chị Nhi đã phải để con ở nhà nhờ bà chăm, cùng chồng ra chợ bán hoa lay ơn cho kịp vì vườn hoa đã nở rộ. “Bé nhỏ phải uống sữa ngoài, bé lớn 4 tuổi cũng nhờ người chăm. Tội mình, tội con nhưng giờ không ra đây bán lấy đâu tiền lo Tết, tiền chi tiêu sinh hoạt vì vốn liếng cũng đổ vào vụ hoa nhiều”-chị Nhi chia sẻ.
Nhiều gia đình đưa theo cả con nhỏ ra chợ bán hoa lay ơn. Ảnh: Lê Hòa
Nhiều gia đình đưa theo cả con nhỏ ra chợ bán hoa lay ơn. Ảnh: Lê Hòa
Ở một góc khác, chị Trần Thị Mộng Thắm (thôn 2, xã Chư Á, TP. Pleiku) cũng đang cố sức bán cho nhanh hết sạp hoa để về. Không quen buôn bán, lo đưa hoa ra chợ đêm nhiều việc, chị đưa theo cậu con trai mới 10 tuổi ra chợ đêm phụ bán. “Đêm nay là đêm đầu tiên cháu đi bán hoa lay ơn cùng mẹ. Cháu thấy trời lạnh, mẹ vất vả quá”-cháu Trần Việt Hoàng, con trai chị Thắm nói.
Dọc chợ hoa lay ơn có rất đông người đứng bán là đàn ông, thanh niên. Họ vừa có sức khỏe để khuân vác những thiên hoa nặng cả chục kg, vừa có sức chịu đựng sương đêm giá rét. Ai cũng trùm đụp mũ áo ấm dày cộp. Có lúc rét quá, họ nhóm ít lửa, đứng túm tụm sưởi ấm… “Những người làm nghề mới hiểu, hễ đi họp chợ hoa Tết rồi là năm sau kiểu gì cũng phải đi vì nó thành nếp, không đi cảm giác không phải Tết”-ông Ánh cười giản dị.
Những người phụ nữ bán hoa lay ơn co ro trong cái lạnh đêm Pleiku. Ảnh: Lê Hòa
Những người phụ nữ bán hoa lay ơn co ro trong cái lạnh đêm Pleiku. Ảnh: Lê Hòa
…Một mùa Xuân mới đã đến rất gần. Những cành hoa lay ơn chỉ một chút thời gian ngắn nữa thôi sẽ về với mọi nhà, được trưng lên tại những vị trí trang trọng, đẹp đẽ nhất để đem sắc xuân tô điểm mọi nhà. 
Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.