Chính thức bỏ quy định chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với giáo viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV.
Một giờ học tiếng Anh của học sinh THPT tại TP.HCM với giáo viên nước ngoài.
Một giờ học tiếng Anh của học sinh THPT tại TP.HCM với giáo viên nước ngoài.
Xung quanh băn khoăn của các địa phương về vấn đề giáo viên (GV), ông Đặng Văn Bình, Phó cục trưởng phụ trách Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết: Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã ký một loạt thông tư quy định về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mầm non, phổ thông để chuẩn bị ban hành. Dự kiến, các thông tư này sẽ có hiệu lực trong tháng 3.2021.
Theo đó, không quy định GV mầm non, tiểu học, THCS, THPT phải có chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ, tin học trong quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV. Thông tư sắp tới cũng không quy định GV dạy ngoại ngữ phải có ngoại ngữ 2 và GV dạy vùng dân tộc thiểu số phải có chứng chỉ tiếng dân tộc.
Về nguồn tuyển GV tiếng Anh, tin học, ông Bình cho biết cuối tháng 1 vừa qua lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi các địa phương về việc chuẩn bị đội ngũ cho các môn học này ở tiểu học. Trong đó có nêu các phương án đề nghị địa phương phải chủ động về nguồn tuyển, đặt hàng với các cơ sở đào tạo; có các phương án khác nhau như: tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế, ký hợp đồng, tổ chức dạy học trực tuyến để tận dụng nguồn GV trên cùng một địa bàn... để đảm bảo đến năm 2022 không bị động vì thiếu GV.
Về định mức GV, theo ông Bình, dù chương trình hiện hành hay chương trình 2018 thì các trường chỉ dạy học tối đa 35 tiết/tuần. Do vậy, dù có thêm môn học bắt buộc là tiếng Anh và tin học thì định mức 1,5 GV/lớp vẫn phù hợp.
Tuyết Mai (TNO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.