Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 1-2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ tháng 1-2018, hàng loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực như "khai tử" xăng RON 92, tăng lương tối thiểu vùng, điều chỉnh chế độ nghỉ hưu...

Vi phạm hành chính về xây dựng phạt đến 1 tỷ đồng

Có hiệu lực từ ngày 15-1-2018, Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27-11-2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

 

Vi phạm hành chính về xây dựng có thể bị phạt 1 tỷ đồng.
Vi phạm hành chính về xây dựng có thể bị phạt 1 tỷ đồng.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng là 1 tỷ đồng; trong lĩnh vực  khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 300 triệu đồng.

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ một số trường hợp). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ôtô 7-9 chỗ phải dán nhãn năng lượng trước khi ra thị trường

Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BGTVT về dán nhãn năng lượng đối với ôtô con trên 7-9 chỗ.

Theo đó, ôtô con 7-9 chỗ được sản xuất, lắp ráp từ linh kiện rời hoàn toàn mới hoặc nhập khẩu chưa qua sử dụng phải được dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường.

Thông tư 40 không áp dụng đối với các xe trực tiếp phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, xe ngoại giao, lãnh sự...

Ôtô “quá đát” sẽ bị thu hồi

Quyết định 16/2015 của Chính phủ về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, quy định ôtô và xe gắn máy sẽ tiến hành thu hồi và xử lý từ ngày 1/1/2018. Quy định áp dụng với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng ôtô, trừ các trường hợp: Ôtô của quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); ôtô chuyên dùng (có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt), rơ moóc, sơ mi rơ moóc.

Quy định nêu rõ trách nhiệm của nhà sản xuất phải tiếp nhận sản phẩm thải bỏ của mình, tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam và thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ theo quy định. Sau đó tổ chức xử lý sản phẩm thải bỏ đã thu hồi theo quy định về quản lý chất thải. Khi tự thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ các nhà sản xuất sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Đối với người sử dụng có thể tự chuyển sản phẩm thu hồi đến điểm thu hồi hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi. Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải thực hiện trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ…

Mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án

Nghị định 115/2017/NĐ-CP ngày 16/10/2017 quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành án; việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp có hiệu lực từ 1/1/2018.

Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án phạt tiền do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức phạt tiền cao nhất quy định tại điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại.

Ngoài các chính sách trên, từ 1/1/2018, nhiều Bộ luật, Luật cũng có hiệu lực như: Bộ Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Luật Trợ giúp pháp lý...

Thắng Quang/zing

Có thể bạn quan tâm

Chương trình hiến máu nhân đạo thu hút sự tham gia của đông đảo người dân huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 318 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-5, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo năm 2024.
Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cả nước sẽ giảm 13 huyện, 624 xã sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Theo vietnamnet.vn, tổng hợp từ phương án tổng thể của 53 tỉnh, thành có thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025 có 49 ĐVHC cấp huyện thực hiện sắp xếp, gồm: 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 18 đơn vị khuyến khích và 22 đơn vị liền kề.

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

Chư Prông giải quyết việc làm cho 8.089 lao động

(GLO)- Chiều 13-5, Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh hàng năm về số lao động được tạo việc làm mới và tỷ lệ lao động qua đào tạo huyện Chư Prông, giai đoạn 2021-2023.
Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

Tặng 90 suất quà cho bà con làng Brieng

(GLO)- Chiều 12-5, Hội Chữ thập đỏ huyện Kbang phối hợp cùng đoàn từ thiện ở TP. Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) đã đến thăm và tặng 90 suất quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo làng Brieng (xã Kông Bơ La).
Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.