Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 7-2024

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Quy định về công khai với cơ sở giáo dục và hướng dẫn lồng ghép giáo dục Quốc phòng-An ninh (QP-AN) trong trường phổ thông là 2 chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 7-2024.

Theo đó, Thông tư số 08/2024/TT-BGDĐT ngày 15-5-2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) hướng dẫn lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN trong trường tiểu học, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13-1-2017 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn giáo dục QP-AN trong trường tiểu học, trường THCS.

Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về chủ quyền, an ninh biên giới. Ảnh: M.T
Trường THCS Phan Bội Châu (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về chủ quyền, an ninh biên giới. Ảnh: M.T

Cụ thể, ở cấp tiểu học và THCS, thực hiện lồng ghép trong các môn học và hoạt động giáo dục đối với từng lớp, theo sách giáo khoa do nhà trường lựa chọn, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh ở từng địa phương.

Trong đó, cấp tiểu học tập trung vào các môn: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm. Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 1 đến lớp 5 là giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; niềm tự hào, tự tôn dân tộc, lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; giới thiệu chủ quyền biển, đảo của Việt Nam; giáo dục tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỉ luật trong học tập.

Đối với cấp THCS tập trung vào các môn: Ngữ văn; Giáo dục công dân; Lịch sử và Địa lí; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Nội dung giáo dục địa phương; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Chủ đề lồng ghép chung từ lớp 6 đến lớp 9 là giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kì lịch sử; bảo vệ chủ quyền biển, đảo; bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia; quyền lợi, trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giới thiệu một số sự kiện lịch sử chống giặc ngoại xâm; một số nội dung về bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia mạng xã hội; giới thiệu một số nội dung về phòng-chống tệ nạn xã hội đối với học sinh; chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước.

Ngoài ra, ngày 3-6-2024, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành Thông tư số 09/2024/TT-BGDĐT quy định công khai đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 19-7-2024, thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28-12-2017 của Bộ GD-ĐT.

Thông tư số 09 quy định rõ nội dung công khai gồm 2 phần, gồm: phần công khai chung đối với các cơ sở giáo dục và phần công khai riêng đối với từng cấp bậc học (giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên; giáo dục đại học và trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non). Các biểu mẫu bắt buộc cơ sở giáo dục phải kê khai trong báo cáo thường niên cũng giảm đáng kể so với quy định trước đây (từ 21 phụ lục giảm còn 2 phụ lục). Đồng thời, quy định cụ thể hơn thời gian, hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục.

Có thể bạn quan tâm

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

Miễn học phí cho trẻ 5 tuổi: Giúp phụ huynh bớt khó khăn

(GLO)- Tất cả trẻ mầm non 5 tuổi ở các trường công lập (chưa tự chủ) sẽ được miễn học phí từ năm học 2024-2025 theo lộ trình. Đây được xem là tín hiệu vui giúp phụ huynh an tâm cho trẻ tới trường, nhất là ở những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.