Chính phủ chuyển tiếp Syria đàm phán chuyển giao quyền lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp mới thành lập ở Syria đã gặp các thành viên chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad để tổ chức chuyển giao các thể chế nhà nước.

Quang cảnh thủ đô Damascus, Syria, ngày 8/12/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Quang cảnh thủ đô Damascus, Syria, ngày 8/12/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Đài truyền hình quốc gia Syria ngày 10/12 đưa tin các bộ trưởng trong chính phủ chuyển tiếp mới thành lập ở nước này đã gặp các thành viên chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã sụp đổ, để tổ chức chuyển giao các thể chế nhà nước và đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ công.

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp Syria, Mohammad al-Bashir, cho biết nội các của ông đã được giao nhiệm vụ quản lý các vấn đề của nước này đến tháng 3/2025.

Trong thời gian đó, Chính phủ chuyển tiếp đặt mục tiêu nắm quyền kiểm soát các bộ ngành, đưa nhân viên làm việc trở lại và khôi phục các dịch vụ thiết yếu trên khắp đất nước.

Phát biểu với các phóng viên, ông Al-Bashir khẳng định trách nhiệm của chính phủ chuyển tiếp là “duy trì an ninh, bảo vệ sự toàn vẹn của các thể chế và ngăn chặn sự chia rẽ của nhà nước.”

Ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết trong việc hợp tác từ các bộ trưởng sắp mãn nhiệm, đặc biệt là trong việc bàn giao hồ sơ và trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp Syria cũng khẳng định một quá trình chuyển giao suôn sẻ sẽ là rất quan trọng để cung cấp các dịch vụ công không bị gián đoạn cho người dân Syria.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Nga và Ukraine sẵn sàng hòa đàm

Phát biểu tại cuộc họp với lãnh đạo các hãng thông tấn thế giới bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các nhóm đàm phán của Nga và Ukraine đang duy trì liên lạc và sẵn sàng nối lại các cuộc hòa đàm trực tiếp sau ngày 22/6.

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan xin lỗi vì cuộc điện đàm với ông Hun Sen

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã lên tiếng xin lỗi sau khi cuộc điện đàm giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchia, cựu Thủ tướng Hun Sen bị rò rỉ. Cũng trong sáng nay, những người biểu tình bắt đầu tụ tập gần Tòa nhà Chính phủ để yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn từ chức sau vụ việc này.

null