Chiếc vòng tay đồng trong đời sống tâm linh của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với người Jrai, chiếc vòng đồng không chỉ là vật trang sức mà còn mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc. Đây là vật chứng trong các lễ cúng, cưới hỏi, cầu may. Trong suốt vòng đời mỗi người, những lần được đeo vòng đồng được xem như dấu mốc thiêng liêng.

Vòng tay (kong) là một trong những trang sức truyền thống của người Jrai. Chiếc vòng thường có hình dáng nhỏ, thanh dẹt, độ dày khoảng 0,5 cm.

Theo ông Kbôr Lang (buôn Ia Sóa, xã Krông Năng, huyện Krông Pa), tục đeo vòng tay đồng có từ rất lâu và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Vòng đồng gắn bó với mỗi người Jrai từ lúc sinh ra cho đến khi từ giã cõi đời. Ngay khi mới lọt lòng, trong lễ thổi tai, vòng đồng đã xuất hiện như một tấm bùa hộ mệnh đầu đời. Các lễ trưởng thành, cầu may, mừng tuổi mới… cũng đều có vòng đồng đi kèm.

Thầy cúng vừa đọc lời khấn, vừa cầm tay đeo vòng cho người làm lễ. Trong mỗi lần cúng, chiếc vòng đồng sẽ được khắc số dấu tương ứng với số ché rượu mà gia chủ dùng để làm lễ, thường là 3, 5 hoặc 7 dấu khắc. Mỗi chiếc vòng được cất giữ riêng, coi như báu vật của từng người.

khong-chi-don-thuan-la-trang-suc-vong-tay-dong-con-duoc-xem-la-vat-pham-mang-lai-may-man-cho-nguoi-deo-anh-lac-ha.jpg
Không chỉ đơn thuần là trang sức, vòng tay đồng còn được xem là vật phẩm mang lại may mắn cho người đeo. Ảnh: Lạc Hà

Anh Ksor Mang-Công chức Văn hóa-Xã hội xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa) cho biết: “Trước đây, trang sức của người Jrai rất đa dạng về chất liệu. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và địa vị mà mỗi người sẽ sử dụng các chất liệu như đồng, bạc, ngà voi. Trong đó, đồng là chất liệu phổ biến, đặc biệt là vòng ống đeo ở cổ tay, cổ chân. Loại vòng này có từ thời văn hóa Đông Sơn và được nhiều tộc người ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên sử dụng.

Những gia đình khá giả sẽ sử dụng trang sức làm bằng bạc. Riêng ngà voi là chất liệu quý hiếm, thường dùng làm khuyên tai lớn cho phụ nữ thuộc gia đình giàu có, dòng họ lớn. Khuyên tai ngà voi được chạm khắc tinh xảo, thể hiện sự sang trọng và địa vị”.

Theo thời gian, các chất liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm, người Jrai dần chuyển sang sử dụng vòng đồng thay thế. Có nhiều lý do khiến vòng tay đồng trở nên phổ biến hơn như dễ kiếm, giá vừa phải so với bạc hay ngà voi.

Trong bối cảnh hiện nay, việc tiếp cận các chất liệu quý hiếm trở nên khó khăn hơn do những quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và chi phí đắt đỏ. Trong khi đó, đồng dễ chế tác, bền chắc, ít hư hỏng, giữ được vẻ đẹp lâu dài.

tuy-vao-so-thich-cua-nguoi-deo-ma-cac-vong-tay-dong-se-co-kich-thuoc-khac-nhau-anh-lac-ha.jpg
Tùy vào sở thích của người đeo mà các vòng tay đồng sẽ có kích thước khác nhau. Ảnh: Lạc Hà

Không chỉ là vật trang sức, vòng tay đồng có vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người Jrai, hiện diện trong hầu hết nghi lễ quan trọng. Trong lễ đính ước và hứa hôn, chiếc vòng đồng được xem là lễ vật quan trọng từ phía nhà trai hoặc trao đổi giữa 2 gia đình. Cô gái và chàng trai sẽ trao hoặc nhận vòng đồng như một lời ước hẹn, thể hiện sự đồng ý kết nối. Việc đeo vòng đồng ở thời điểm này mang ý nghĩa ràng buộc, gắn kết cho mối quan hệ tương lai. Trong lễ cưới, vòng tay đồng tiếp tục đóng vai trò trung tâm. Vợ chồng thường sẽ đeo vòng đồng như một lời thề nguyền trọn đời, biểu tượng cho sự gắn bó bền chặt, son sắt. Chiếc vòng này sẽ được đeo suốt cuộc đời như một minh chứng cho tình yêu và hôn nhân của họ.

Trong một số trường hợp, vòng đồng cũng có thể được dùng làm vật phẩm trao đổi, quà tặng hoặc kỷ niệm, mang ý nghĩa về tình cảm và sự gắn kết. Mới 25 tuổi, song anh Nay Phiên (buôn Ia Sóa) đã sở hữu 5 chiếc vòng tay đồng. Khoe chiếc vòng đang đeo trên cổ tay, anh Phiên kể: “Sau khi thi đậu viên chức, gia đình mình tổ chức lễ cúng cầu bình an trước khi đi nhận công tác. Mình luôn đeo vòng từ tháng 11-2023 đến nay với hy vọng công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào. Đây vừa là “bùa hộ mệnh”, vừa là trang sức đẹp”.

vong-tay-lam-bang-dong-co-y-nghia-sau-sac-trong-doi-song-cua-nguoi-jrai-anh-lac-ha.jpg
Vòng tay làm bằng đồng có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống của người Jrai. Ảnh: Lạc Hà

Người Jrai quan niệm, vòng tay đồng mang trong mình linh khí của đất, trời, lửa. Khi đeo vòng trên tay, chủ nhân được thần linh che chở, tai qua nạn khỏi, cuộc sống an lành, sức khỏe dẻo dai. “Với người Jrai, vòng đồng giữ vía, giữ hồn. Nếu mất vòng sẽ như mất lửa trong bếp, gia chủ không còn được các thần linh bao bọc, chở che. Do đó, nếu đã có vòng tay đồng thì phải giữ thật kỹ”-ông Kbôr Lang nói.

Có thể bạn quan tâm

Mùa dã quỳ xanh lá

Mùa dã quỳ xanh lá

(GLO)- Những ngày này, dạo quanh các cung đường từ xã Đak Đoa về phường Pleiku, từ xã Bàu Cạn đi xã Ia Dom, thi thoảng, tôi gặp những vạt dã quỳ mướt xanh vươn mình đón gió. Lại thấy, mùa dã quỳ xanh lá ngân hoài một vẻ đẹp riêng.

Ông từ giữ đình cứu sống cây đa cổ thụ

Ông từ cứu sống cây đa cổ thụ ở An Khê đình

(GLO)- Vô tình bị lửa “thiêu”, cây đa cổ thụ phía sau An Khê đình (Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo, phường An Khê) suy yếu dần, có nguy cơ bị chết. Với tinh thần trách nhiệm cao, ông Ngô Văn Đường-Câu đình (người trông giữ, hương khói đình làng) đã cứu sống cây đa này.

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

Hòa hợp văn hóa, cùng chung chí hướng

(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Nguyễn Nhật Ánh: Người làm vườn

Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Khẳng định vị thế là cơ quan báo chí chủ lực

Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

Đèo An Khê: Dấu ấn lịch sử

(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.

Gánh cá của mẹ

Gánh cá của mẹ

(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Khoảng trời quê

Khoảng trời quê

Mẹ vợ tôi, bà ngoại của 2 con trai của tôi, luôn miệng thắc mắc, ở thành phố lạ nhỉ, lúc nào cũng đông như mắc cửi và đèn điện như sao xa.

null