Chắp cánh cho văn hóa truyền thống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hàng ngàn năm nay, thổ cẩm gắn liền với sinh hoạt thường ngày, trở thành một trong những biểu trưng của đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng các dân tộc thiểu số cả nước nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng. Trước những biến chuyển của thời gian, có đôi lúc, thổ cẩm tưởng như đang dần mai một trong mỗi nếp nhà, song sợi dây kết nối bền bỉ ấy vẫn được gìn giữ, xuyên suốt qua bao thế hệ. Ở bất kỳ buôn làng nào cũng vẫn còn những người phụ nữ tỉ mỉ dệt nên hoa văn, họa tiết.

Vì thế, thổ cẩm vẫn có cho mình một đời sống riêng rất đặc biệt, đáng được tôn vinh và giữ gìn. Vẻ đẹp của thổ cẩm dần vươn ra khỏi nếp nhà, buôn làng, đến gần hơn với công chúng, người yêu thích nét bình dị, mộc mạc. Và khi những tấm vải dệt thủ công với hoa văn tinh xảo ấy “rơi” vào tay những người làm nghệ thuật, chúng như được chắp thêm đôi cánh, vươn cao và bay xa.

Ở bất kỳ buôn làng nào cũng vẫn còn những người phụ nữ tỉ mỉ dệt nên hoa văn, họa tiết thổ cẩm. Ảnh: Đức Thụy

Ở bất kỳ buôn làng nào cũng vẫn còn những người phụ nữ tỉ mỉ dệt nên hoa văn, họa tiết thổ cẩm. Ảnh: Đức Thụy

Cùng với nỗ lực của mỗi nghệ nhân trong việc duy trì nghề dệt thổ cẩm, thời gian qua, nhiều sự kiện văn hóa cũng đưa trình diễn thổ cẩm, trải nghiệm dệt vào nội dung chương trình, khơi dậy tình yêu, sức sống cho nghề truyền thống này.

Ở khu vực Tây Nguyên, tỉnh Đak Nông đăng cai tổ chức lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam vào năm 2018, 2020 và sắp tới vào tháng 3-2024. Hoạt động tôn vinh nét đẹp thổ cẩm đã mở đầu cho hàng loạt sự kiện tương tự của các địa phương lân cận. Tháng 10-2022, UBND huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) phối hợp với nhà thiết kế Minh Hạnh-Giám đốc sáng tạo của Vietmode tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang áo dài thổ cẩm Tây Nguyên tại thác Pa Sỹ và rừng thông. Tháng 7-2023, Ban Dân vận Tỉnh ủy Đak Lak và Ban Dân vận Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm các dân tộc tại Đak Lak mang tên “Ban Mê ơi” tại thác Dray Nur (xã Dray Sáp, huyện Krông Ana). Tháng 9-2023, hơn 200 bộ trang phục thổ cẩm được 40 nghệ sĩ, diễn viên, người mẫu trình diễn, thể hiện trong không gian thơ mộng bên bờ hồ Xuân Hương (TP. Đà Lạt).

Và ngày 28-10, trước trụ đá 54 dân tộc anh em trong khuôn viên Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), UBND tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Việt Mốt (Vietmode) tổ chức chương trình thời trang nghệ thuật thổ cẩm mang chủ đề “Gia Lai ơi”.

Không chỉ giới thiệu, trình diễn các thiết kế lấy cảm hứng từ thổ cẩm của nhà thiết kế Minh Hạnh, “Gia Lai ơi” còn có hoạt động trình diễn nhạc cụ tre nứa, cồng chiêng, đan lát, tạc tượng và dệt vải cùng nhiều hoạt động đặc sắc khác.

Nhà thiết kế Minh Hạnh chia sẻ: Tôi mong muốn thể hiện được một đời sống rất bình dị của cộng đồng dân tộc thiểu số sống tại Gia Lai thông qua các sản phẩm cụ thể như dệt, tạc tượng, đan lát, trồng cà phê… Tất cả những sản phẩm ấy sẽ được nghệ thuật hóa.

“Đặc biệt, chủ thể chính của chương trình là học sinh, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số. Chỉ có những con người thật đó mới thể hiện được bản chất của cuộc sống hôm nay. Nghệ thuật hóa đời sống phải làm cho cuộc sống thăng hoa hơn, nhìn thấy cuộc sống tốt đẹp hơn”-nhà thiết kế Minh Hạnh nhấn mạnh.

“Gia Lai ơi” là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc của Gia Lai sẽ diễn ra vào đầu tháng 11, trong đó có Festival Văn hóa cồng chiêng, Tuần Văn hóa-Du lịch TP. Pleiku, Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh), Ngày hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai…

Các hoạt động văn hóa kể trên đã và đang chắp cánh cho văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, đặc biệt là nét đẹp thổ cẩm ngày càng vươn xa, bay cao. Điều đó cũng góp phần thực hiện có hiệu quả một trong những quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 6-10-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền văn hóa Tây Nguyên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, tôn trọng các giá trị văn hóa khác biệt giữa các dân tộc, coi đây là động lực, nền tảng cho phát triển và hội nhập quốc tế của vùng.

Có thể bạn quan tâm

Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.