Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nhưng để Dông Ưng 2 được lựa chọn giữa hàng trăm quán ăn là một hành trình dài của anh Đinh Công Thu-chàng trai xứ Mường với khát khao tạo nên “hương vị ngàn năm” qua từng bát phở.

Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo thuộc xã Phú Cường (huyện Tấn Lạc, tỉnh Hòa Bình), nhưng từ năm 18 tuổi, chàng trai người Mường Đinh Công Thu đã chọn con đường rời quê hương lên Hà Nội lập nghiệp. Sau khi tốt nghiệp khóa học nấu ăn 6 tháng, anh Thu xin vào phụ bếp cho các nhà hàng tại Thủ đô để vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm.

Mang niềm đam mê lớn với ẩm thực, năm 20 tuổi, anh quyết định Nam tiến để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Vào TP. Hồ Chí Minh, anh vừa làm phụ bếp cho nhà hàng vừa học hỏi thêm rồi vươn lên bếp phó của một nhà hàng tầm trung. Nhưng bấy nhiêu đó là chưa đủ với chàng trai nuôi đam mê lớn, anh Thu lại rời nhà hàng để mở quán ăn riêng cho mình.

Chỉ sau vài năm "dám nghĩ lớn, làm lớn", năm 24 tuổi, chàng trai trẻ người Mường ấy đã gầy dựng được 2 nhà hàng ẩm thực nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tuổi trẻ thừa nhiệt huyết nhưng thiếu kinh nghiệm trong quản lý, vận hành, lại non nớt trong kinh doanh đã khiến anh đổ nợ, đành phải tạm gác giấc mơ ẩm thực để lo cơm áo gạo tiền.

Thất bại ấy không làm anh nản lòng. Ngược lại, đó là động lực để anh bắt đầu lại hành trình học nghề đầu bếp. Suốt hơn 20 năm, vừa đi làm thuê kiếm tiền để trả nợ, anh vừa đi học việc từ nhiều người thầy khác nhau.

3.png

Hai thập kỷ trôi qua, cùng sự kiên trì, bền bỉ anh Thu đã bôn ba, trải nghiệm từ quán ăn đến nhà hàng, từ gian bếp nhỏ cho đến bếp phó của nhà hàng nổi tiếng. Rồi như một cơ duyên, năm 2007, qua lời giới thiệu của bạn bè về ẩm thực gà đi bộ cực ngon ở phố núi Pleiku, anh đã chọn về với miền cao nguyên Gia Lai đầy nắng và gió này.

Tròn 20 năm sau thất bại cay đắng năm ấy, chàng trai xứ Mường lại quyết định khởi nghiệp lần nữa với những món ăn về gà như: phở gà (hương vị Bắc, Nam) cùng đa dạng các món lẩu gà. Quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) đã ra đời từ đấy. Chính nhờ những món ăn anh mang đến cho thực khách hàng ngày nên anh Thu thường được mọi người gọi với biệt danh thân mật “Hùng Gà”.

Với anh Đinh Công Thu, nấu phở, nấu lẩu không chỉ là một món ăn sáng hay một nồi lẩu trong bữa tiệc, mà còn là nghệ thuật, đòi hỏi sự cầu kỳ và tâm huyết, giúp khách hàng có thể hoài niệm, nhớ mãi hương vị ấy trong những năm tháng về sau.

Đặt mục tiêu mang đến “hương vị ngàn năm” cho thực khách, anh không nhớ đã tốn biết bao nhiêu nồi nước dùng để tìm ra được công thức đặc trưng của quán.

Anh Thu chia sẻ: Thay vì tạo vị ngọt bằng mì chính, anh đã thử thay thế bằng quả la hán, củ cải trắng hay một số nguyên liệu tự nhiên khác để tạo vị ngọt thanh. Nhưng hương vị của nước dùng vẫn đủ để giữ chân thực khách, do đó vị ngọt của quán phở Dông Ưng 2 không chỉ đến từ một hay hai nguyên liệu, mà là sự kết hợp của nhiều loại gia vị khác nhau.

Không chỉ tập trung vào nước dùng, anh Thu còn chú trọng đến từng công đoạn nhỏ như cách chọn sợi phở, cách thái thịt hay thời điểm chan nước dùng vào bánh phở.

Ông Trần Văn Hải (phường Thống Nhất, TP. Pleiku)-một thực khách quen thuộc-chia sẻ: "Tôi từng ăn món phở gà kiểu này ở Hà Nội và bát phở nơi đây gợi lại cảm giác thân thuộc của những năm tháng cũ. Nước dùng thanh nhẹ, thịt gà ngọt mềm được luộc vừa chín tới nên giữ được độ giòn dai. Vị béo ngậy của mỡ gà kết hợp cùng rau thơm tươi ngon, tất cả tạo nên một hương vị khiến tôi như được nếm lại bát phở của vài thập kỷ trước. Thật sự rất trọn vẹn và khó quên”.

Còn chị Lê Thị Hồng (làng Pleiku Roh, phường Yên Đỗ)-một thực khách từng trải nghiệm phở ở nhiều nơi-nhận xét:"Điều ấn tượng nhất chính là tô phở nơi đây khiến mình cảm nhận rằng nước dùng không có vị mì chính. Để làm ra được tô phở chuẩn hương vị xưa thế này với mức giá 35.000 đồng là quá xứng đáng. Từ từng thớ thịt cho đến sợi phở, tất cả hòa quyện tạo nên một bữa sáng đặc biệt”.

Không chỉ gây ấn tượng với món phở gà, quán Dông Ưng 2 còn được biết đến với các món lẩu được mở bán từ 3 giờ chiều-thời điểm hiếm quán nào phục vụ tại Pleiku. Với công suất hơn 20 bàn, quán có thể tiếp đón hơn 100 thực khách trong một khung giờ với không gian rộng rãi thoáng đãng.

Quán phục vụ đa dạng món lẩu như: lẩu gà lá é, lẩu gà lá giang, lẩu gà măng chua, lẩu gà ngải cứu, lẩu gà thuốc bắc,... Trong đó, lẩu gà lá é là món ăn được nhiều người yêu thích nhất, với giá chỉ từ 160.000 đồng cho một nồi đủ để 3-4 người dùng.

“Ẩm thực Dông Ưng 2 mong muốn mọi người được thưởng thức những món ăn ngon mà không phải lo lắng về giá cả. Dù là phở hay lẩu, mỗi món ăn ở đây đều chứa đựng những hương vị riêng biệt”-anh Thu trải lòng.

Sau 20 năm đắm đuối với ẩm thực, anh Đinh Công Thu đã biến những thất bại thành động lực để xây dựng một hương vị riêng cho mình. Với tâm huyết mang đến hương vị nguyên bản của phở Việt, chàng trai xứ Mường không chỉ chinh phục thực khách mà còn truyền cảm hứng về sự kiên trì, không ngừng học hỏi, tìm tòi để nuôi dưỡng niềm đam mê với ẩm thực.

Có thể bạn quan tâm

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

Độc đáo món xôi nếp ngũ sắc

(GLO)- Nếu một lần được thưởng thức món xôi nếp ngũ sắc của người Thái, bạn sẽ không thể quên hương vị đậm đà, thơm ngon của nó. Tại ngày hội ẩm thực được tổ chức trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai vừa qua, du khách còn biết thêm về cách làm ra món xôi độc đáo này.

Học ăn

Học ăn

(GLO)- Tục ngữ có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tôi hiểu ăn trong câu nói trên là ăn cho lễ phép, gọn gàng, có quy tắc cư xử trong khi ăn.
11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

11 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội ẩm thực Gia Lai

(GLO)- Tối 5-7, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San khai mạc Ngày hội ẩm thực nhằm tôn vinh sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực Gia Lai và các tỉnh lân cận, qua đó góp phần đẩy mạnh quảng bá du lịch.
Ký ức củ mài

Ký ức củ mài

(GLO)- Cho đến bây giờ, các bậc cao niên ở buôn Chính Hòa (xã Ia Mláh, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) như ông Kpă Jao vẫn còn nhớ như in về những ngày “nhà nhà lên rừng đào củ mài”.
Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

Những món ăn đường phố đáng thử khi đến Việt Nam

(GLO)- Ẩm thực Việt Nam vốn có sức hút không nhỏ đối với du khách khắp nơi trên thế giới. Trong đó, nhiều món ăn đường phố đặc biệt nhận được sự yêu thích mà theo các chuyên trang du lịch nổi tiếng, du khách khi đến đây nhất định phải thử một lần.
Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

Xáo chuối: Món ăn nhớ về lịch sử

(GLO)- Trong hầu hết mâm cỗ cúng đình miếu ở vùng An Khê và Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đều có món xáo chuối. Đây là món đạm bạc nhưng lại hàm ẩn nhiều giá trị lịch sử và nhân văn mà người dân nơi đây muốn gửi gắm, trao truyền cho các thế hệ sau.
Thương nhớ cá đồng

Thương nhớ cá đồng

(GLO)- Khác với miền Nam quanh năm ấm áp, sản vật dồi dào, miền Bắc 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt nên thường là mùa nào thức ấy. Trong đó, loài cá, đặc biệt là cá đồng thì phải đúng mùa ăn mới thơm ngon.
Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Ẩm thực Việt Nam chinh phục người dân Nam Phi

Với mong muốn mang đến hương vị phong phú của các món ăn Việt Nam khác nhau đến với người dân Nam Phi, ngày 2/3, nhà hàng Obento tại thành phố Johannesburg đã tổ chức sự kiện Ẩm thực Việt Nam được đông đảo thực khách địa phương quan tâm.