Chăn nuôi ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Giữa bốn bề biển mặn và nắng gió nơi đảo xa, cán bộ, chiến sĩ trên các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa vẫn nuôi được các loại gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống.

 

 Chiến sĩ Đảo Đá Lớn C chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: N.D
Chiến sĩ Đảo Đá Lớn C chăm sóc đàn gia súc, gia cầm. Ảnh: N.D

Nằm giữa biển khơi, điều kiện khí hậu khắc nghiệt với nguồn nước mặn và gió biển quanh năm nên việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm trên quần đảo Trường Sa không dễ thực hiện. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, nhiều loại gia súc, gia cầm như vịt, heo, gà... đã được đưa từ đất liền ra đảo để chăn nuôi, tạo nguồn thực phẩm tươi sống bổ sung thêm vào bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ.

Chiến sĩ Lê Việt Anh (đảo Đá Lớn C) cho biết: “Vài tháng trước, đàn vịt 20 con đã được đưa ra đảo nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu, đàn vịt ăn uống rất ít do chưa quen với điều kiện khí hậu nơi đây. Vì vậy, chúng tôi phải làm chuồng che chắn gió rất kỹ. Đến nay, đàn vịt đã dần thích nghi. Đặc biệt, mỗi buổi chiều, vịt được lùa xuống bãi tắm, sau đó về tắm lại nước ngọt. Nhờ đó, chúng bắt đầu phát triển, đẻ trứng thường xuyên”. Còn Trung tá Mai Xuân Văn (đảo Sinh Tồn) thì cho hay: “Những năm gần đây, việc đưa gia súc, gia cầm ra các điểm đảo nuôi dưỡng tiến triển rất tốt. Hiện nay, đảo Sinh Tồn đã xây dựng khu chăn nuôi tập trung cho các đơn vị, có ô chuồng nuôi gà, vịt và heo”.

Thiếu tá Phạm Chí Trà (đảo Len Đao) cho hay: Ở các đảo bây giờ đều nuôi được gia cầm lấy trứng, tạo nguồn thực phẩm tươi sống tại chỗ. Riêng tại đảo Len Đao đã có đàn vịt 10 con, đàn gà 7 con cho trứng thường xuyên. Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ trên đảo còn tận dụng thức ăn thừa để nuôi thêm heo, qua đó góp phần đảm bảo cung cấp lượng thực phẩm tươi sống.

NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.