Ia Grai: Cải thiện thu nhập nhờ kết hợp trồng trọt và chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau nhiều năm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế, anh Hoàng Văn Quynh (làng Breng 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, Gia Lai) đã thành công với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi thỏ, bình quân mỗi năm cho thu nhập hơn 300 triệu đồng.
Anh Quynh chia sẻ, cách đây 22 năm, khi rời quê nhà Nam Định vào Gia Lai lập nghiệp, vợ chồng anh dồn hết tiền của mua 1,8 ha đất để trồng cà phê. Tuy nhiên, đến lúc được thu hoạch thì giá cà phê giảm mạnh, thu không đủ bù chi. Cuộc sống khó khăn khiến vợ chồng anh rất trăn trở. Anh chị quyết định phải đa dạng cây trồng, vật nuôi nên đã chặt bỏ bớt diện tích cà phê chuyển qua trồng mít và nuôi gà. Nhưng do trồng giống mít của người bản địa nên năng suất đạt thấp; mô hình nuôi gà cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn nên không duy trì được lâu.
  Chị Trần Thị Thoa cho thỏ ăn. Ảnh: A.H
Chị Trần Thị Thoa cho thỏ ăn. Ảnh: A.H
Cách đây chừng 4 năm, anh Quynh mua 8 con thỏ về nuôi. Ban đầu, anh cũng chỉ nghĩ nuôi thỏ cho vui. Nhưng sau đó, thấy thỏ dễ nuôi, sinh sản nhanh, mỗi lần đẻ 6-7 con nên anh đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, làm các lồng để nuôi nhốt loại động vật này. Chị Trần Thị Thoa (vợ anh Quynh) cho hay: “Khi quyết định nuôi thỏ, mình nhận thấy có rất nhiều thuận lợi, đó là diện tích đất xung quanh vườn rộng, có nhiều lá cây để làm thức ăn như: ổi, mít, cà phê... Hơn nữa, thỏ dễ nuôi, dễ bán, không tốn nhiều công chăm sóc, còn có phân để bón cho cây trồng”.
Mỗi ngày, anh chị dành ra hơn 2 giờ đồng hồ để dọn vệ sinh chuồng trại, cho thỏ ăn lá cây hoặc cám. Theo anh Quynh, thỏ dễ nuôi nhưng tuyệt đối không được cho chúng ăn những lá cây bị sâu hoặc còn dính nước, đọng sương vì rất dễ bị sình bụng, thậm chí bị chết. Anh Quynh cho rằng, nếu thỏ được nuôi hoàn toàn bằng các loại lá cây thì thịt sẽ ngon hơn nhưng thời gian nuôi thường lâu, khoảng gần 4 tháng mới bán. Nếu nuôi thỏ bằng cám thì chỉ khoảng 3 tháng đã có thể xuất chuồng. Ngoài nuôi thỏ thương phẩm, gia đình anh còn cung cấp ra thị trường cả thỏ giống và thỏ sinh sản.
Từ 8 con thỏ ban đầu, hiện tại, gia đình anh Quynh đã phát triển đàn lên gần 700 con. Chị Thoa phấn khởi cho biết: “Hiện tại, mình đang bán thỏ thịt với giá 75 ngàn đồng/kg và mỗi ngày đều có người đến hỏi mua, không đủ để cung cấp. Mỗi tháng, sau khi trừ hết các khoản chi phí, vợ chồng mình thu lời khoảng 15 triệu đồng tiền bán thỏ”.
Ngoài nuôi thỏ, gia đình anh Quynh còn chuyển hoàn toàn diện tích cà phê sang trồng 400 cây ổi, 250 cây mít Thái, 3 sào chuối tiêu hồng và đầu tư nuôi thêm gần 30 con heo rừng. Diện tích mít Thái của gia đình chị năm vừa rồi đã cho thu hoạch bói đạt 500 ngàn đồng/cây. Riêng 3 sào chuối tiêu hồng mỗi năm cho thu khoảng 40 triệu đồng. So với một số cây trồng khác, diện tích chuối tiêu hồng không mang lại hiệu quả kinh tế cao song theo lý giải của vợ chồng anh Quynh, cây chuối dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc, khi thu hoạch có thương lái đến tận vườn thu mua. “Gia đình mình dự định sắp tới sẽ mở rộng mô hình nuôi thỏ, nuôi heo rừng và cả gà Đông Tảo”-chị Thoa bộc bạch.
Nhận xét về mô hình kinh tế của gia đình anh Quynh, ông Đặng Lương Minh Điệp-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho hay: Đây là mô hình nuôi thỏ lớn nhất hiện nay trên địa bàn xã. Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr cho biết thêm, hiện nay, việc hướng dẫn người dân phát triển các mô hình sản xuất tại địa phương đang gặp khó khăn. Vì vậy, thời gian tới, xã sẽ tổ chức để bà con đến tham quan, học hỏi mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi của vợ chồng anh Quynh, từ đó áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình.
 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.