"Cây kơ nia" làng Jrăng Blo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- 70 tuổi đời và hơn 20 năm là già làng, ông Rơ Châm Glúch (làng Jrăng Blo, xã Ia Khai, huyện Ia Grai) đã góp sức đưa ngôi làng nghèo khó, hẻo lánh vùng biên thay da đổi thịt và ngày càng ấm no.

Chỗ dựa tinh thần của dân làng

…Chuyện xảy ra cách đây đã lâu nhưng người dân làng Jrăng Blo vẫn còn nhắc mãi. Đó là một vụ án nghiêm trọng, phức tạp nảy sinh chính từ những người thân trong làng. Số là, Puih Thi và Ksor Phyên bằng tuổi và là bà con họ hàng xa. Một lần Thi chở Phyên cùng đi làm rẫy bằng xe gắn máy, trên đường về không may cả 2 bị tai nạn giao thông khiến Phyên mất đi một ngón chân. Thấy con gái chưa bắt chồng mà bàn chân không còn nguyên vẹn, ông Ksor Thim-cha Phyên lo lắng nên có ý bắt đền Thi phải lấy con gái ông.

 

Già làng Glúch hạnh phúc bên cháu ngoại. Ảnh: L.H
Già làng Glúch hạnh phúc bên cháu ngoại. Ảnh: L.H

Thi biết lỗi nhưng lòng đắn đo bởi giữa mình và Phyên có quan hệ họ hàng. Song ông Ksor Thim nói dữ quá, người làng cũng nói ra nói vào khiến Thi không thể không suy nghĩ. Rồi Thi và Phyên cũng tính chuyện xa gần. Mọi chuyện tưởng đã thuận thì đột nhiên ông Thim thay đổi ý định, không tác hợp mối nhân duyên giữa Thi và Phyên. Thuyết phục mãi không được, Thi kết duyên với người con gái khác… Nhiều năm trôi qua, những tưởng câu chuyện đã ngủ yên thì bất ngờ trong một lần say rượu gặp Thi, ông Ksor Thim vẫn nhắc lại chuyện cũ và nạng nề mắng nhiếc Thi. “Giọt nước tràn ly”, bao uất ức dồn nén lâu ngày đột nhiên thổi bùng, trong một phút không kiềm chế được mình, Thi đã dùng dao đoạt mạng ông Thim trước sự kinh hãi của người làng Jrăng Blo.

Giết người, Thi phải đền tội. Thi bị Công an bắt giữ nhưng mối hận thù giữa 2 gia đình bắt đầu dâng lên như cơn sóng dữ. Người nhà ông Thim muốn gia đình Thi phải bị trừng phạt theo luật làng… “Họ muốn trả thù gia đình nhà thằng Thi. Họ muốn mạng phải đền bằng mạng”-già làng Glúch nhìn xa xăm, hồi tưởng lại tình thế lúc ấy. Mặc chính quyền vận động, khuyên giải, người nhà ông Thim vẫn không chịu. “Mất 3-4 ngày trời ròng rã, tôi đi theo người nhà ông Thim, sợ họ gây nên chuyện lớn. Rồi tôi tìm gặp người của đôi bên để nói chuyện sai đúng, thiệt hơn. Dẫu sao Thi cũng đã gây tội, mà ông Thim cũng có phần sai… Vậy nên, mỗi bên hãy nhường nhau một chút. Phần nhà Thi sẽ phải chịu phạt nặng, phải lo hậu sự, mồ mả và đền nhiều trâu bò cho gia đình ông Thim để làm đám ma. Thi nó còn vợ con cần phải lo lắng, đùm bọc”-già Glúch kể.

Nhiều ngày trôi qua, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương và vai trò của già Glúch, hận thù giữa 2 bên gia đình dần được hóa giải. Sau đó, họ đã có thể cùng nhau uống chung một cang rượu. Hiện giờ, Thi đã chấp hành xong án phạt và quay trở về địa phương. “Nó ra tù nhưng day dứt vì tội lỗi mình đã gây ra nên vẫn đi lại thăm hỏi người thân, gia đình nhà ông Thim, coi như chuộc tội”-già Glúch cười nhẹ nhõm. Không chỉ trường hợp trên, hàng trăm vụ mâu thuẫn gia đình, làng xóm ở làng Jrăng Blo nhờ có già Glúch giải quyết ôn hòa, thấu tình đạt lý mà trở nên êm xuôi. Jrăng Blo vì thế luôn yên bình, ổn định, bà con chí thú làm ăn, phát triển kinh tế.

Đi đầu trong phát triển kinh tế

Trò chuyện với cán bộ và người dân Ia Khai, chúng tôi được nghe nhiều lời ngợi khen về già làng Rơ Châm Glúch. “Già Glúch thực sự là thủ lĩnh tinh thần của làng. Bao năm nay, nhờ có già làm sợi dây gắn kết giữa chính quyền địa phương với người dân mà mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai kịp thời, đúng hướng. Làng Jrăng Blo bao năm nay cũng không có trường hợp vượt biên”-bà Nguyễn Mai Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Khai nhận xét về già làng Glúch.

Không chỉ vậy, già Glúch còn là tấm gương tiêu biểu mạnh dạn làm ăn phát triển kinh tế. “Ngày xưa Jrăng Blo còn nghèo lắm, người dân chỉ trồng cây lúa, cây mì, bắt con thú lấy cái ăn thôi. Khi ấy, huyện Chư Pah (cũ) triển khai trồng cây điều. Mặc dù không biết loại ấy như thế nào nhưng tôi cũng nhận trồng 300 cây. Khi tới kỳ thu hoạch, thấy tôi bán điều cho người Kinh có tiền sắm sửa, người làng Jrăng Blo cũng bắt đầu làm theo”-già Glúch nói. Hiện nay, già Glúch có gần 10 ha điều, 1 ha cà phê, chưa kể lúa nước, mì. Trung bình mỗi năm, già làng thu về hàng trăm triệu đồng. Nhờ thu nhập ổn định, năm 2010, già Glúch làm ngôi nhà sàn bằng gỗ trị giá hơn 1 tỷ đồng.

“Mình phải đi đầu, gương mẫu trong mọi lĩnh vực thì khi nói mọi người mới nghe theo”-già Glúch tâm sự. Con cái già Glúch cũng được học hành rất bài bản. Trong đó, người con gái cả hiện là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Ia Khai, người con út hiện đang là giáo viên. Có điều kiện nên già làng Glúch thường rộng lòng giúp đỡ người khác. Gia đình nào khó khăn, già sẵn lòng cho mượn và chỉ bảo, hướng dẫn cách làm ăn để phát triển kinh tế.

Làng Jrăng Blo có 140 hộ thì nay đã có hơn một nửa là hộ khá. Trung bình mỗi hộ trong làng có 2-3 ha điều, chưa kể cao su, cà phê. Nhiều hộ làm công nhân cho Công ty 715 (Binh đoàn 15) nên thu nhập rất ổn định. Về làng Jrăng Blo, sải bước trên những cung đường vừa được trải nhựa nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới và tận mắt nhìn những ngôi nhà sàn khang trang, những đứa trẻ tung tăng đến trường, chúng tôi càng cảm nhận rõ sự bình yên, trù phú của vùng đất này. Mạch sống đó luôn có sự hiện diện của già làng Rơ Châm Glúch.

Lê Hòa

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.