Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Anh Thiết sinh ra ở tỉnh Thanh Hóa. Năm 20 tuổi, anh lên đường nhập ngũ. Sau khi xuất ngũ, anh quyết định chọn tỉnh Bình Phước làm nơi dừng chân để lập nghiệp.

vuon-dua-rong-1-ha-voi-300-cay-cua-gia-dinh-anh-thiet-dang-phat-trien-tot-anh-van-ngoc.jpg
Vườn dừa rộng 1 ha của gia đình anh Thiết đang phát triển tốt. Ảnh: Văn Ngọc

Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh, anh Thiết quyết định chọn nghề nuôi dê. Trong một lần lên vùng biên giới huyện Đức Cơ (cũ), anh nhận thấy nơi đây có nhiều cơ hội để nuôi dê trong bối cảnh đất đai tại Bình Phước ngày càng chật hẹp. Năm 2019, anh quyết định mua một khu đất rộng khoảng 10 ha ở đây để làm trang trại nuôi gần 100 con dê. Diện tích đất lớn, việc nuôi dê cũng không tốn quá nhiều thời gian vì chăn thả tự nhiên nên anh trồng thêm các loại cây để cải thiện cuộc sống.

Trong khoảng thời gian sinh sống ở miền Nam, anh Thiết nhiều lần tham quan, học hỏi kỹ thuật trồng dừa của người dân. Nhận thấy thổ nhưỡng của vùng đất mới có thể phù hợp với cây dừa, năm 2021, anh đã mạnh dạn mua hơn 300 cây giống dừa xiêm đỏ Mã Lai và dừa xiêm xanh lùn để trồng trên diện tích 1 ha. Sau 4 năm, cây dừa phát triển xanh tốt và cho những chùm quả to đẹp.

Anh Thiết cho hay: “Tôi cũng không ngờ cây dừa lại hợp với vùng đất này đến vậy. Chất đất, nguồn nước và khí hậu đều thuận lợi. Khoảng 22 tháng sau khi trồng, dừa đã bắt đầu cho những buồng quả đầu tiên. Khoảng 5-6 tháng sau là có thể thu hoạch. Đặc biệt, dừa trồng ở vùng này cho nước rất ngọt. Tôi cũng chưa trồng dừa bao giờ nên thường học hỏi ở các hội nhóm trên mạng xã hội, anh em cũng rất nhiệt tình chỉ bảo”.

Dịp Tết vừa rồi, vườn dừa đã cho thu bói với nguồn thu hàng chục triệu đồng. Thương lái vào tận nơi mua với giá 7-10 ngàn đồng/trái.

nhung-buong-dua-xiem-triu-trit-qua-duoc-anh-thiet-trong-tren-khu-vuc-bien-gioi-anh-van-ngoc.jpg
Những buồng dừa xiêm trĩu quả hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Văn Ngọc

Cũng theo anh Thiết, khi bước vào thời kỳ kinh doanh, mỗi cây dừa sẽ cho khoảng 200 trái/năm. Với giá bán hiện tại, 1 cây dừa sẽ mang lại nguồn thu từ 1-2 triệu đồng. Ước tính vườn dừa có thể mang lại cho anh gần 200 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí đầu tư. So với các cây trồng như cao su, điều, mì… cây dừa hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập cao hơn hẳn.

Cũng theo anh Thiết: Trồng dừa không mất quá nhiều chi phí ban đầu, lại rất dễ chăm sóc. Trên diện tích trồng dừa, anh còn tận dụng trồng cỏ vừa nuôi dê vừa giữ độ ẩm cho đất.

Đất sản xuất của gia đình còn khá rộng nên anh Thiết dự tính sẽ trồng thêm dừa. Anh cũng bắt đầu tự ươm giống để giảm chi phí ban đầu và sẵn sàng chia sẻ với người dân xung quanh.

anh-thiet-dang-tu-uom-giong-dua-de-mo-rong-dien-tich-anh-van-ngoc.jpg
Anh Thiết đang tự ươm giống dừa để mở rộng diện tích. Ảnh: Văn Ngọc

"Các sản phẩm từ dừa đều có thể sử dụng được nên tôi nghĩ đầu ra sẽ ổn định. Nhất là dừa ở nơi đây khá ngọt mà lại là thức uống tự nhiên, đảm bảo tươi sạch, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng”-anh Thiết chia sẻ.

Trao đổi với P.V, bà Đinh Thị Ngà-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dom-cho biết: “Chúng tôi rất hoan nghênh những người nông dân mạnh dạn thử sức với cây trồng mới để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Nếu mô hình mang lại nguồn thu tốt thì Hội Nông dân xã sẽ vận động bà con nhân rộng”.

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

Đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu

(GLO)- Khoảng 2 năm trở lại đây, hồ tiêu tăng giá giúp bà con nông dân có lợi nhuận khá. Dù vậy, hiện nay, người dân không ồ ạt đầu tư trồng mới mà chỉ trồng dặm tại những trụ hồ tiêu bị chết và trồng xen vào vườn cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng hồ tiêu.

null