Cây di sản ở Trường Sa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong chuyến hải trình đến với Trường Sa mới đây, tôi được đến và tác nghiệp trên 4 đảo nổi gồm: Sinh Tồn Đông, Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây và 2 đảo chìm: Đá Thị, Đá Nam. Chuyến công tác đặc biệt này đã lưu lại trong tôi biết bao kỷ niệm, bao điều đáng nhớ, trong đó có câu chuyện về những loài cây đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản. 
Các đảo nổi, đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa cách đất liền hàng trăm hải lý, xung quanh đảo là đại dương bao bọc, khí hậu cực kỳ khắc nghiệt với nắng nóng khô hạn suốt mùa khô, giông bão mưa táp suốt mùa mưa, vị mặn của muối biển xâm lấn hàng năm khiến các công trình, khí tài bị bào mòn hư hại nhanh chóng và khiến hệ thực vật, động vật khó tồn tại phát triển. Tuy thế, từ sức người tái tạo, từ sức mạnh thiên nhiên bản năng cây cối vẫn cùng người vượt lên giữa trùng trùng mưa nắng gió bão mà sinh sôi phát triển, vươn nhánh xòe tán tỏa bóng và làm hàng rào vững chắc bảo vệ đảo trước kẻ thù.
 Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây. Ảnh: internet
Cây phong ba trên đảo Song Tử Tây. Ảnh: internet
Với thổ nhưỡng cằn cỗi là san hô, đá sỏi, cát… ở các đảo cộng thời tiết đại dương nên chỉ một số loài cây có khả năng tồn tại sinh trưởng như: cây bàng vuông, phong ba, mù u, tra, dừa, phi lao, muống biển và cỏ sắc cạnh… Trong số những loài cây nơi đảo xa sóng gió ấy có 4 loại cây đã được Hội đồng Cây di sản Việt Nam thuộc Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản, đó là: cây bàng vuông ở đảo Nam Yết; cây phong ba ở đảo Song Tử Tây và 2 cây mù u cổ thụ trên đảo Sơn Ca và đảo Sinh Tồn Đông. Những cây này đều đã hơn 100 tuổi, già nhất là cây phong ba ở đảo Song Tử Tây, có tuổi thọ hơn 300 năm, ngay sau sở chỉ huy đảo, cao khoảng 25 m, chu vi thân cây gần 4 m, tán tỏa rộng tầm 35 m. Riêng cây mù u ở đảo Sơn Ca có tán xòe rộng che trọn công viên thanh niên. Dưới tán cây, bộ đội ta kê bàn ghế, dựng hai chòi cột nền bằng xi măng, mái lợp tôn để làm nơi tiếp khách, ngồi thư giãn đọc sách, đàn hát sau mỗi buổi tập luyện thao trường và hoàn thành trực gác nhiệm vụ.
Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca-Thượng tá Trần Văn Nhương-giới thiệu với tôi: “Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa oi bức. Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những tháng mùa khô, thời tiết khắc nghiệt, ngày nắng nóng kéo dài từ sáng sớm đến xẩm tối. Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại, song nhiều hơn là cây bàng vuông, mù u, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ, chiến sĩ mang từ đất liền ra, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm. Và mỗi cây xanh ở đây đều ghi dấu kỷ niệm của từng cán bộ, chiến sĩ công tác tại đảo các thời kỳ và của đại biểu các đoàn công tác ra thăm, làm việc tại đảo”.
Tôi đứng ngắm nhìn cây mù u cổ thụ giữa sân lớn đảo Sơn Ca, thân cây lớn phải 4 người ôm mới xuể, lá xanh thẫm vươn chìa mạnh mẽ. Và, tôi hình dung những năm tháng cây vươn mình mãnh liệt trước mưa nắng biển khơi, những kỷ niệm buồn vui của cây với bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ từng công tác tại đây. Thượng tá Nhương nói rằng, năm 2014, cây mù u của đảo được công nhận là Cây di sản Việt Nam cùng với cây phong ba ở đảo Song Tử Tây và cây bàng vuông ở đảo Nam Yết. Những cây cối trên đảo được xanh tốt tỏa tán xòe bóng như bây giờ là do bàn tay chăm sóc của cán bộ, chiến sĩ. Chúng không chỉ góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan môi trường cho đơn vị, làm khí hậu mát mẻ, che chắn sóng gió mà còn có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa giúp mỗi cán bộ, chiến sĩ luôn ý thức về nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 Hoàng Thanh Hương

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.