Câu chuyện giáo dục: Con thi viết chữ đẹp, vừa mừng vừa lo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Cái tin bé con đoạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp trường khiến tôi và gia đình hân hoan. Niềm vui ngập tràn trong mắt con. Và niềm hạnh phúc cũng chảy tràn trong lòng tôi.

 Viết chữ đẹp cần nhiều thời gian luyện tập (ảnh minh họa, ảnh: Nguyễn Thị Bích )
Viết chữ đẹp cần nhiều thời gian luyện tập (ảnh minh họa, ảnh: Nguyễn Thị Bích )


Như bao bà mẹ khác, tôi mừng khi thấy con đạt thành tích cao. Vui vì những nỗ lực của con đã được đền đáp xứng đáng. Hạnh phúc vì con đã thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ và đã có ý thức viết chữ cho rõ, đẹp.

Nhưng khi niềm vui qua đi thì cũng là lúc nỗi lo ập đến. Nhìn con gái vui vẻ khoe: “Sau cuộc thi cấp trường, con được chọn vào đội luyện chữ để thi cấp huyện”, tôi lo lắng vô cùng. Bởi tôi đã từng nghe một đồng nghiệp kể chuyện về bé con của chị. Con bé cũng đoạt giải cấp trường nên được chọn bồi dưỡng đi thi. Thế là ngày nào con bé cũng phải cố gắng rèn chữ. Những bài học ở lớp vốn đã nhiều lại thêm việc phải cặm cụi hàng giờ bên bàn học để rèn chữ khiến con bé mệt mỏi. Nhìn con, chị thương đứt ruột.

Thế đã hết đâu! Ngoài việc tự rèn ở nhà, bé con nhà chị cùng các bạn trong đội còn được sắp xếp lịch riêng để cô giáo luyện rèn cho kịp đi thi. Thế là trong lịch của con có thêm 3 buổi luyện chữ. Những buổi nghỉ của con thành ra hiếm hoi. Con cứ như con thoi quay cuồng theo lịch học. Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi bị thu hẹp lại để dành cho việc luyện rèn nét chữ. Dù thích chữ đẹp, dù biết “nét chữ nết người” nhưng nhìn con như vậy, chị thấy vừa thương vừa lo. Cuối cùng, chị đành xin cho con ra khỏi đội tuyển.

Nay, nhìn con gái hí hửng khoe giấy khen, nghĩ về tương lai con phải gồng mình để rèn chữ chuẩn bị cho các cuộc thi, tôi buông tiếng thở dài. Không cho con vào đội tuyển thì thấy có lỗi vì đã cấm con theo đuổi đam mê. Nhưng cho con vào đội tuyển thi viết chữ đẹp thì lại thấy thương con quá. Tuổi thơ của con sẽ lại nhọc nhằn thêm một chút vì phải luyện chữ, lo thi cử. Liệu sau này, tôi có buông lời giá như…

Theo HOÀNG PHƯỚC (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.