Cụ thể, đạo luật này cho phép lực lượng chức năng bảo vệ các nạn nhân tốt hơn bằng cách ngăn chặn họ tiếp tục chuyển tiền cho kẻ gian qua cây ATM, dịch vụ ngân hàng trực tuyến hay trực tiếp tại quầy giao dịch.
Các lệnh hạn chế cũng có thể áp dụng với các giao dịch tín dụng. Trong thời gian tạm thời phong tỏa, người bị phong tỏa vẫn được rút tiền để chi trả cho các chi phí sinh hoạt hàng ngày.

Lệnh hạn chế này chỉ được áp dụng như biện pháp cuối cùng, khi mọi nỗ lực thuyết phục đã thất bại. Lệnh hạn chế sẽ có hiệu lực trong vòng 30 ngày và có thể được gia hạn tối đa 5 lần.
Khi được ban hành, RO sẽ mặc định áp dụng tại 7 ngân hàng lớn gồm: OCBC, DBS, UOB, Maybank, Standard Chartered, Citibank và HSBC. Ngoài ra, lệnh cũng có thể được mở rộng tới các ngân hàng khác nếu cần thiết.
Mỗi RO có thời hạn tối đa 30 ngày và được gia hạn tối đa 5 lần, tương đương thời hạn có thể lên đến 6 tháng. Cảnh sát có thể hủy RO sớm hơn nếu xác định người bị hạn chế không còn là đối tượng có nguy cơ cao.
Được biết, theo thống kê từ Bộ Nội vụ Singapore, từ năm 2019 đến nay, người dân nước này đã mất hơn 3,4 tỷ USD vì các hình thức lừa đảo trực tuyến. Riêng trong năm 2024, có 51.501 vụ lừa đảo được ghi nhận (tương đương 10 phút lại xảy ra 1 vụ); tổng thiệt hại lên tới 1,1 tỷ USD.
Cảnh sát nhận định, các nạn nhân bị thao túng qua nhiều hình thức tinh vi như: lừa đảo thương mại điện tử, tuyển dụng việc làm ảo, giả mạo quan chức chính phủ, lừa tình cảm qua mạng, cài đặt phần mềm độc hại…