Cảnh giác thủ đoạn giả danh công ty để lừa đảo qua mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với thủ đoạn giả danh công ty, doanh nghiệp để kêu gọi tham gia các công việc kinh doanh, 2 người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng xấu lừa đảo hơn 1 tỷ đồng.

Theo hồ sơ vụ việc, vào tháng 8-2023, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh đã tiếp nhận tin báo của anh Y. (trú tại phường Yên Thế, TP.Pleiku) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 497 triệu đồng khi đầu tư mua bán chứng khoán online. Theo đó, vào tháng 4-2023, anh Y. truy cập mạng xã hội Zalo và vào một nhóm chat có tên “803 GROUP phân tích nền đầu tư”.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Tại đây, anh được tài khoản Zalo có tên “T1 Nguyễn Bích Ngân 803” liên hệ và yêu cầu kết bạn qua mạng xã hội Telegram tên “bichngan1996”, sau đó hướng dẫn anh tiếp tục vào 1 trang web và tạo tài khoản để đặt lệnh giao dịch, mua và bán chứng khoán online. Trong giai đoạn đầu, khi đầu tư với số tiền ít thì anh Y. được các đối tượng chuyển trả tiền gốc và lãi đúng như cam kết. Thấy vậy, anh Y. quyết định đầu tư gói 10 triệu đồng nhưng các đối tượng yêu cầu anh phải chứng minh năng lực tài chính mới đủ điều kiện đầu tư gói này. Để dụ dỗ “con mồi”, các đối tượng lấy lí do như: phải đóng và sẽ được hoàn trả các loại phí rút tiền, phí chuyển nhầm tài khoản… chúng đã yêu cầu anh Y. đóng tổng số tiền 497,7 triệu đồng thông qua chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng mang tên Công ty DIAMOND ASIA mở tại ngân hàng TPBank và Công TNHH công nghệ WEALTHY FUND mở tại ngân hàng ACB và ngân hàng MBBank. Tuy nhiên, sau khi đã đóng tiền các đối tượng đã ngừng mọi giao dịch và không thanh toán các khoản cho anh Y. như cam kết.

Với thủ đoạn tương tự, vào tháng 5-2023, chị C. (trú tại phường Yên Đổ, TP.Pleiku) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook “Trang Nguyễn” giới thiệu là nhân viên của Công ty AVAkids và đề nghị chị tham gia công việc quảng bá sản phẩm cho công ty để hưởng hoa hồng. Sau khi đồng ý, chị C. được đối tượng đưa vào nhóm Telegram “QAAVA Group”. Sau đó, các đối tượng gửi cho chị C. đường link giới thiệu các sản phẩm và yêu cầu chị truy cập đường link, chụp ảnh màn hình sản phẩm và chuyển tiền theo giá trị sản phẩm sẽ được trả tiền gốc và trả hoa hồng bằng 10% giá trị sản phẩm. Sau 2 lần tham gia giới thiệu sản phẩm và được các đối tượng chuyển tiền đúng cam kết, chị C. tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và đóng số tiền theo giá trị sản phẩm hơn 15,2 triệu đồng. Sau khi đóng tiền, các đối tượng đưa ra nhiều lý do khác nhau như: thông tin bị sai, cần làm thêm nhiệm vụ, đóng các loại phí… để yêu cầu chị tiếp tục nộp tiền. Tin lời các đối tượng, chị C. đã nộp tiền vào 2 tài khoản mang tên Hà Hồng Quân mở tại ngân hàng BIDV và Công ty cổ phần AVA ESPORTS VIET NAM mở tại ngân hàng ACB với tổng số tiền hơn 513,7 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó các đối tượng đã chặn mọi giao dịch để chiếm đoạt tiền của chị C..

Có thể bạn quan tâm

Công chức tư pháp cấp xã:Thêm công việc, tăng trách nhiệm

Công chức tư pháp cấp xã: Thêm công việc, tăng trách nhiệm

(GLO)- Nhiều nhiệm vụ trong lĩnh vực tư pháp trước đây thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện đã được chuyển giao cho UBND cấp xã. Khối lượng công việc tăng lên đòi hỏi công chức tư pháp tại cấp xã phải nỗ lực nhiều hơn, góp phần xây dựng nền hành chính cơ sở gần dân, vì dân phục vụ.

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

Truy tố nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB Gia Lai

(GLO)- Chiều 17-7, theo nguồn tin của P.V, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Văn Phương (SN 1982, trú tại phường Pleiku) - nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) SCB Gia Lai về hàng loạt tội danh.

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

Chủ tịch công ty trồng rừng hầu tòa vì... phá rừng

(GLO)- Ngày 14-7, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hủy hoại rừng xảy ra tại Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Nam Sông Ba. Trong số các bị cáo có chủ tịch hội đồng thành viên của một công ty chuyên về trồng rừng.

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cảnh giác với “cạm bẫy” trên không gian mạng sau sáp nhập đơn vị hành chính

(GLO)- Tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng liên tục biến tướng với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Sau khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và xã, các đối tượng đã lợi dụng điều này để tạo ra những “cạm bẫy” lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.

null