Cảnh báo hiện tượng 'tín dụng đen' bủa vây trường học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu hiểu biết của học sinh, các đối tượng cho vay lãi nặng đã vươn “vòi bạch tuộc” để trục lợi với lãi suất “cắt cổ”.

Theo Công an huyện Ea Kar (Đắk Lắk), thời gian qua, đơn vị đã triệt phá 2 vụ cho vay lãi nặng nhắm vào đối tượng là học sinh.

Vụ đầu tiên công an phát hiện, bắt giữ đối tượng Trần Huy Quốc (28 tuổi, trú xã Ea Tih, huyện Ea Kar). Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 9/2023 đến khi bị bắt, đối tượng Quốc đã cho 18 học sinh trên địa bàn bàn huyện Ea Kar vay, tổng số tiền hơn 300 triệu đồng. Mức lãi suất từ 10.000-15.000 đồng/1 triệu/1 ngày, tương ứng với lãi suất từ 365-547%/năm.

Khai với công an, đối tượng Quốc nói lý do nhắm đến học sinh vì dễ đòi nợ. Bởi các em rất sợ bị ảnh hưởng đến việc học. Để che giấu hành vi phạm tội, đối tượng Quốc cho viết giấy mượn tiền tiêu dùng rồi ghi lãi suất thấp.

Một đối tượng nữa cũng chuyên cho học sinh vay lãi nặng là Bùi Đức Mạnh (trú xã Ea Ô, huyện Ea Kar). Theo điều tra ban đầu, từ tháng 8/2023 đến khi bị phát hiện, đối tượng Mạnh đã cho 4 học sinh trên địa bàn huyện Ea Kar vay với lãi suất từ 545%-10.000%/năm. Đối tượng này cũng nhắm tới học sinh vì sẽ dễ đòi tiền hơn so với việc cho các thanh, thiếu niên khác vay tiền.

Lực lượng công an tuyên truyền phổ biến pháp luật đến học sinh

Lực lượng công an tuyên truyền phổ biến pháp luật đến học sinh

Thượng tá Nguyễn Văn Dân, Trưởng Công an huyện Ea Kar (Đắk Lắk) cho biết, các đối tượng cho vay lãi nặng nhắm vào đối tượng học sinh vì dễ bị tác động, dễ bị khống chế. Bởi các em còn đang đi học nên rất sợ, không dám báo cáo với nhà trường, gia đình vì sợ ảnh hưởng đến cả kết quả học tập nữa.

Ông Lưu Tiến Quang - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đắk Lắk cho hay, phía sở và Công an tỉnh đã ký kết các chương trình phối hợp nhằm thực hiện đảm bảo an ninh an toàn trong trường học. Trong đó, nhà trường có trách nhiệm thông tin tuyên truyền đến học sinh, phụ huynh về các thủ đoạn, tính chất, hậu quả của tội phạm “tín dụng đen” cũng như việc sát sao nắm bắt tâm lý, sinh lý và học lực của các cháu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn.

Thời gian qua, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng triển khai nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong đó có nội dung nhận diện các thủ đoạn cho vay lãi nặng đến học sinh cũng như cách tránh xa “cạm bẫy” nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

Thanh tra Chính phủ hướng dẫn giải quyết khiếu nại tại cấp xã từ ngày 1-7

Thanh tra Chính phủ hướng dẫn giải quyết khiếu nại tại cấp xã từ ngày 1-7

(GLO)- Tổng Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông tư số 02/2025/TT-TTCP (có hiệu lực từ ngày 1-7-2025) hướng dẫn thực hiện một số quy định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ liên quan đến chính quyền địa phương 2 cấp trong đó có hướng dẫn giải quyết khiếu nại tại cấp xã.

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

Giả danh nhân viên ngân hàng cho vay tiền trên mạng xã hội để lừa đảo

(GLO)- Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, nắm bắt được nhiều người dân có nhu cầu vay tiền để trang trải cuộc sống, các đối tượng đã giả danh nhân viên ngân hàng, công ty tài chính đăng tải thông tin hỗ trợ vay tiền, giải ngân nhanh trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

(GLO)- Triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03, Công an tỉnh Gia Lai) đã quyết liệt xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

null