"Cần câu" cho hộ mới thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 5 năm triển khai (2015-2020), chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đã mang lại hiệu quả tích cực. Trên cơ sở kết quả đạt được, ngày 21-1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo để tiếp tục triển khai chương trình tín dụng này sau ngày 30-3-2021.
Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai, đến ngày 31-12-2020 (mốc kết thúc thời hạn giải ngân chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg), doanh số cho vay hộ mới thoát nghèo đạt 312 tỷ đồng với 7.908 lượt hộ vay. Tổng dư nợ đạt 955,6 tỷ đồng với 25.372 hộ, chiếm 19,52% tổng dư nợ toàn tỉnh; dư nợ tăng trưởng 125,5 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Đây là chương trình cho vay quy mô lớn thứ 2, sau chương trình cho vay hộ cận nghèo.
Ông Lê Văn Chí-Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh-cho biết: “Trước đây, bà con mới thoát nghèo có nhu cầu nhưng không có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo đã thực sự phát huy vai trò “bà đỡ” về mặt kinh tế, tác động tích cực về mặt đời sống xã hội, đáp ứng nguyện vọng của bà con, nhất là tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. 
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời giúp người dân phát triển sản xuất có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời giúp người dân phát triển sản xuất có hiệu quả. Ảnh: Sơn Ca
Sau 5 năm triển khai Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg, doanh số cho vay hộ mới thoát nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh đạt 1.402,7 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã giúp cho 37.935 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo sau khi thoát nghèo được vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh.
Anh Ksor Krin (làng Blodung, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cho biết: “Năm 2015, tôi được vay vốn để đầu tư chăm sóc cà phê và chăn nuôi bò. Đến năm 2018, tôi trả xong nợ và được tạo điều kiện tiếp tục cho vay vốn hộ mới thoát nghèo với số tiền 40 triệu đồng. Nhờ chịu khó tiết kiệm tích lũy, tôi đã trả bớt số tiền gốc, chỉ còn nợ 15 triệu đồng”.
Năm 2017, chị Đinh Thị Lách (làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) được Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đak Pơ tạo điều kiện vay vốn hộ cận nghèo để chăn nuôi bò. Đến tháng 1-2020, chị đã trả món vay cũ, tiếp tục vay thêm 40 triệu đồng để mua 2 con bò sinh sản. Chị cho biết: “Nhờ nguồn vốn ngân hàng, tôi đầu tư chăn nuôi để có thu nhập ổn định. Mới đây, con bò mẹ đã sinh thêm 1 con bê. Ngoài chăn nuôi bò, gia đình tôi còn trồng 2 ha mía để có thêm thu nhập”. 
Tương tự, tại huyện Chư Prông, doanh số cho vay hộ mới thoát nghèo năm 2020 đạt gần 26 tỷ đồng với 581 lượt hộ vay, doanh số thu nợ đạt gần 7,5 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo hơn 58 tỷ đồng với 1.401 hộ dư nợ (tăng so với đầu năm hơn 18 tỷ đồng). Ông Phạm Thế Tuấn-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Chư Prông-nhận xét: “Hàng năm, tỷ lệ thoát nghèo của huyện khoảng 3%. Do đó, nhu cầu vốn đối với hộ mới thoát nghèo cũng tăng lên. Theo tôi, chính sách này là rất cần thiết”.
Cùng chung quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đak Pơ-cho hay: “Tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo là giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm góp phần giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Việc hỗ trợ vốn tín dụng cho hộ mới thoát nghèo là chính sách thiết thực lâu dài vì những hộ này kinh tế vẫn chưa ổn định, dễ rơi vào tình trạng tái nghèo nếu có biến động, rủi ro trong sản xuất kinh doanh”.
Cũng theo bà Thảo, tại huyện Đak Pơ, tổng dư nợ toàn địa bàn là 205,945 tỷ đồng với 5.639 hộ vay. Trong năm qua, doanh số cho vay hộ mới thoát nghèo là 6,649 tỷ đồng với 161 hộ vay; doanh số thu nợ cho vay hộ mới thoát nghèo là 8,57 tỷ đồng.
Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh thông tin thêm: “Theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, thời gian giải ngân của chương trình thực hiện đến hết ngày 31-12-2020. Do đó, từ đầu tháng 1-2021 đến nay, chương trình đang tạm ngừng thực hiện. Để tiếp tục chương trình tín dụng ý nghĩa này, theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 21-1-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2021/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg. Đây là nội dung rất cần thiết và có ý nghĩa để tiếp tục ổn định cuộc sống đối với những hộ mới thoát nghèo”. 
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng chính sách

(GLO)-Trong 6 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Gia Lai đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn. Xung quanh vấn đề này, P.V Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Lê Văn Chí-Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

Chư Sê đưa nguồn vốn ưu đãi đến với người dân

(GLO)- Thông qua 15 điểm giao dịch xã, thị trấn, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các phiên giao dịch định kỳ mỗi tháng để giải ngân cho vay và cung cấp dịch vụ ngân hàng đến tận tay người dân.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null