Cận cảnh kim tự tháp 4.600 năm nổi giữa biển Hy Lạp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vật thể mang dáng dấp một kim tự tháp bí hiểm giữa biển, có bậc thang đá dẫn vào bên trong đã hé lộ bí mật về một đô thị cổ.



Thời gian qua, một vật thể kỳ lạ hiện lên giữa biển Aegean (Hy Lạp) với hình dáng y như kim tự tháp Ai Cập đã làm dấy lên nhiều nghi vấn, nhất là khi khảo sát bước đầu cho thấy nó đã tồn tại 4.600 năm.

 

Trên đỉnh
Trên đỉnh "kim tự tháp" - ảnh: MICHAEL BOYD



Nhà khoa học Michael Boyd từ Đại học Cambridge (Anh) tiết lộ với báo giới rằng đó không hẳn là kim tự tháp nhưng có dấu vết của một đô thị cổ với nhiều chi tiết đáng kinh ngạc.


 

Một đô thị cổ được phát hiện trên hòn đảo kỳ lạ - ảnh: MICHAEL BOYD
Một đô thị cổ được phát hiện trên hòn đảo kỳ lạ - ảnh: MICHAEL BOYD
Bậc thang đá bị hiểu lầm là đường vào kim tự tháp - ảnh: MICHAEL BOYD
Bậc thang đá bị hiểu lầm là đường vào kim tự tháp - ảnh: MICHAEL BOYD



Kim tự tháp nói trên thực ra là một hòn đảo, được gọi tên là Dhaskalio. Hình dáng giống như kim tự tháp Ai Cập của nó hoàn toàn tự nhiên. Người cổ đại đã xây dựng một số bậc thang và bức tường trên đảo khi họ định cư ở đó hàng ngàn năm trước nên nhìn từ bên ngoài nó trông như một kim tự tháp.

 

 Khuôn đúc đồng - Ảnh: MICHAEL BOYD
Khuôn đúc đồng - Ảnh: MICHAEL BOYD
Một món đồ gốm - Ảnh: MICHAEL BOYD
Một món đồ gốm - Ảnh: MICHAEL BOYD





Khi Dhaskalio hình thành cách đây 4.600 năm, mực nước biển thấp hơn nên nó không lúc chìm lúc nổi giữa biển như ngày nay.

Tuy không thể gọi hòn đảo là kim tự tháp vì hình dạng chóp nhọn của nó là tự nhiên, trong khi từ "kim tự tháp" là để chỉ dạng công trình nhân tạo nhưng Dhaskalio đủ gây ngạc nhiên vì tàn tích một đô thị với nghề đúc đồng cực kỳ phát triển.


 

Ảnh: MICHAEL BOYD
Ảnh: MICHAEL BOYD
Ảnh: MICHAEL BOYD
Ảnh: MICHAEL BOYD



Nhóm khảo cổ đã tìm thấy một loạt tòa nhà, cầu thang, tường và hệ thống thoát nước, phôi đúc đồng của hàng loạt công cụ như rìu, đục, dao găm…

Ước tính đô thị biệt lập với phần còn lại của thế giới này đã được sử dụng trong vòng 400 năm từ những năm 2.600-2.500 trước Công nguyên. Tuy nhiên, những ai sống ở Dhaskalio vẫn còn bí ẩn.


 

 Toàn cảnh hòn đảo kim tự tháp - Ảnh: MICHAEL BOYD
Toàn cảnh hòn đảo kim tự tháp - Ảnh: MICHAEL BOYD
Ảnh: MICHAEL BOYD
Ảnh: MICHAEL BOYD



Lạ lùng nhất là dấu vết của một nghi lễ kỳ lạ. Các nhà khảo cổ tìm thấy một kho tượng cẩm thạch vỡ gần khu định cư, trong đó nhiều tượng là hình ảnh vị thần có tay đan chéo. Dường như các bức tượng được làm ra chỉ để đem đến một số hòn đảo khác trong khu vực, bị đập vỡ rồi chuyển về đảo này để cất giữ.

Hiện nhóm khảo cổ đang tập trung nghiên cứu về nghề đúc đồng phát triển mạnh mẽ trong khu vực từ khoảng 2.600-2.500 năm trước Công nguyên, một thời điểm sớm đến ngạc nhiên so với phần còn lại của thế giới.

A. Thư (Theo Live Science, nld)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.