Campuchia quyết liệt với vấn nạn thuốc lá điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã phát động chiến dịch tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về những tác hại của thuốc lá điện tử.
Thuốc lá điện tử. Ảnh: Stehle

Thuốc lá điện tử. Ảnh: Stehle

Chính phủ Campuchia không khỏi lo ngại khi đại đa số người sử dụng thuốc lá điện tử tại nước này nằm trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Phát biểu tại hội thảo về sử dụng và phát tán thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên diễn ra ngày 27/3, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, bà Soeur Socheata, Phó Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đề cập những hướng dẫn mới của Chính phủ, coi thuốc lá điện tử là một loại thuốc có thể gây nghiện, đồng thời yêu cầu các giáo viên và nhà quản lý giáo dục quán triệt nội dung này và phổ biến cho học sinh, sinh viên.

Hướng dẫn mới của Campuchia quy định rằng thuốc lá điện tử gây nguy hiểm cho sức khỏe và việc sử dụng, nhập khẩu, phân phối và mua bán loại sản phẩm này bị pháp luật nghiêm cấm.

Tuy nhiên, bà Soeur Socheata cũng thừa nhận, chỉ một mình Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao thì không đủ nguồn lực để ngăn chặn tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh, sinh viên, vì đại đa số thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử ở bên ngoài môi trường học đường.

Bộ này đang phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Thông tin, Bưu chính Viễn thông triển khai hành động pháp lý đối với tình trạng quảng cáo, buôn bán thuốc lá điện tử trên các nền tảng mạng xã hội trực tuyến nhằm vào thanh niên.

Theo giới chuyên môn, các hợp chất chứa trong thuốc lá điện tử có nguy cơ cao gây ung thư. Chúng còn có thể gây tổn thương phổi cấp tính như: viêm phổi, tắc nghẽn phế quản.

Thuốc lá điện tử có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe tim mạch: tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết khối, nhồi máu cơ tim.

Nicotine trong thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu, gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ.

Nicotin gây suy giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng.

Chúng còn gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ.

Nicotine là chất gây nghiện, người sử dụng nó bắt buộc phải dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu, không dứt ra được.

Thuốc lá điện tử có thể gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin.

Liên quan, tại hội thảo “Thuốc lá thế hệ mới tại Việt Nam: Khuyến nghị chính sách” vừa tổ chức tại Hà Nội ngày 19/3, Bộ Y tế Việt Nam cho biết quản lý thuốc lá điện tử gặp khó khăn đầu tiên chính là hệ thống thanh kiểm độc lập các sản phẩm thuốc lá chỉ có duy nhất Vinataba. Các cơ quan còn lại chưa có khả năng xét nghiệm hàm lượng tar (hắc ín) và nicotine. Ngoài ra, hệ thống thanh kiểm này cũng chỉ đang áp dụng cho thuốc lá điếu.

Vì vậy trước sự xuất hiện của sản phẩm thuốc lá mới, Bộ Y tế cho biết sẽ nghiên cứu và đánh giá các phương án để trình lên Chính phủ, cũng như gửi các bộ ngành, các đối tượng liên quan, trong đó có Hiệp hội Thuốc lá và các doanh nghiệp thuốc lá. Từ đó, các bên có thể đánh giá một cách khách quan, công tâm về thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử và đưa ra chính sách đề xuất trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.