Cam Kon Gang vào Siêu thị Co.op Mart

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và vốn đối ứng của người dân khoảng 317 triệu đồng, năm 2019 và 2020, Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện dự án “Liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất-tiêu thụ cây có múi theo hướng hữu cơ tại xã Kon Gang”.
Dự án được triển khai trên quy mô 4 ha với sự tham gia của 20 hộ nông dân. Các hộ được tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật áp dụng quy trình canh tác theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hợp tác xã đã hỗ trợ người dân 2.500 cây cam Vinh giống cùng các loại phân bón. Qua 2 năm triển khai dự án, đến nay, Hợp tác xã đã liên kết đưa sản phẩm cam Kon Gang vào Siêu thị Co.op Mart Pleiku, TP. Hồ Chí Minh và một cơ sở bán lẻ.
Sản phẩm cam Kon Gang đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Nguyễn Hồng
Sản phẩm cam Kon Gang đạt tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: Nguyễn Hồng
Bà Nguyễn Thị Nga-Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang-cho hay: Cây cam Vinh sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương. Đây là hướng sản xuất mới giúp người dân áp dụng quy trình canh tác nông nghiệp chất lượng cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh đó, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với diện tích cây có múi trên địa bàn huyện. Đồng thời, khuyến khích người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao, sản xuất có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ. Đặc biệt, trong thời gian tới, Hợp tác xã sẽ xúc tiến đăng ký chất lượng sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu cam Kon Gang.
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.