Các đại biểu đánh giá về công tác nhân sự tại Đại hội Đảng XIII

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều đại biểu cho rằng, công tác nhân sự được thực hiện rất chặt chẽ, khách quan, thực chất theo quy trình 5 bước; đồng thời kỳ vọng Đại hội sẽ bầu ra được những đồng chí đủ phẩm chất, năng lực.

Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái trả lời phỏng vấn của phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí. (Ảnh: TTXVN)
Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái trả lời phỏng vấn của phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí. (Ảnh: TTXVN)


Tiếp tục chương trình làm việc tại Đại hội XIII của Đảng, sáng 29/1, các đại biểu thảo luận về công tác nhân sự.

Chia sẻ bên lề Đại hội, nhiều đại biểu cho rằng, công tác nhân sự được thực hiện rất chặt chẽ, khách quan, thực chất theo quy trình 5 bước; đồng thời kỳ vọng Đại hội sẽ bầu ra được những đồng chí đủ phẩm chất, năng lực vào Ban Chấp hành Trung ương để lãnh đạo Đảng, đất nước trong thời gian tới.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy, công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại hội XIII đã được Ban Chấp hành Trung ương khóa XII triển khai từ rất sớm, với cách làm bài bản, thận trọng, dân chủ, khách quan, tạo ra sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng và sự tin tưởng tuyệt đối của các tầng lớp nhân dân, với kỳ vọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ lựa chọn được những đồng chí thực sự ưu tú, đại diện cho trí tuệ, tâm huyết của hơn 5 triệu đảng viên, cũng như đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tham gia vào bộ máy lãnh đạo, đưa đất nước ta phát triển trong giai đoạn tới theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII.

Cùng quan điểm, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa Hồ Văn Mừng cho biết, quy trình 5 bước về công tác nhân sự đang được Đảng ta thực hiện rất chặt chẽ. Việc thực hiện theo quy trình 5 bước như vậy giúp Đảng ta chọn được cán bộ có đủ phẩm chất đạo đức, đủ năng lực.

Việc lấy ý kiến góp ý của quần chúng nhân dân nơi cư trú và cán bộ nơi công tác đã thêm một phần giám sát của nhân dân đối với đồng chí được bỏ phiếu.

"Cán bộ dù công tác ở vị trí nào vẫn phải sống, sinh hoạt trong khu dân cư đó. Người dân trong khu vực đó sẽ có những đánh giá thực chất và khách quan nhất," đại biểu Hồ Văn Mừng khẳng định.

Đối với tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Văn Mừng cho hay, công tác nhân sự được thực hiện khoa học hơn nhiều so với trước.

Việc bỏ phiếu diễn ra rất dân chủ, công khai và thực chất, do tất cả thành phần tham dự hội nghị đều là những người thường xuyên công tác, tiếp xúc và hiểu rõ về tư cách, phẩm chất đạo đức, năng lực của đồng chí đó.

Nhận định điểm nhấn, điểm mới trong dự thảo Văn kiện Đại hội lần này là xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, đặc biệt là phải gần dân, sát dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến cho rằng, đây chính là một kỳ vọng rất lớn của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.

"Trong những ngày này, nhân dân cả nước và nhân dân Hậu Giang đang hướng về Đại hội với một niềm tin mãnh liệt vào sự lãnh đạo của Đảng, sự thành công tốt đẹp của Đại hội. Nhân dân mong muốn Đại hội sẽ đưa ra những quyết sách đột phá để phát triển đất nước mạnh hơn, nhanh hơn và bền vững hơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, chất lượng cuộc sống cũng như chỉ số hạnh phúc của người dân," đại biểu Trần Văn Huyến cho biết.

Theo đại biểu Trần Văn Huyến, Đoàn đại biểu tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm mang tâm tư, tình cảm, niềm tin và kỳ vọng của người dân đến với Đại hội.

Đoàn nghiên cứu, góp ý rất sâu sắc về các nội dung quan trọng của Đại hội, tập trung đề xuất các chính sách để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới; đồng thời nghiên cứu kỹ, sâu và đưa ra chính kiến của mình một cách công tâm, khách quan, dân chủ, để chọn ra một Ban Chấp hành Trung ương thực sự vững mạnh, có năng lực, phẩm chất, đạo đức, đủ tầm lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững và tiến bộ hơn.

Nhiều đại biểu cho rằng, Ban Chấp hành Trung ương đã chuẩn bị một danh sách nhân sự để giới thiệu ra Đại hội, chắc chắn đó là những đồng chí rất tiêu biểu.

Nhiệm vụ của các đại biểu tại Đại hội là bầu ra những đồng chí tiêu biểu nhất trong những đồng chí đó, có đủ phẩm chất, năng lực để tham gia vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, để lãnh đạo Đảng, đất nước trong thời gian tới...

Theo Thanh Vân-Đỗ Bình (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.