Cà phê: Chế biến sâu, xuất khẩu vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong nhóm nông lâm thủy sản. Nhưng hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đang suy giảm vì nhiều khó khăn. Theo các chuyên gia, đầu tư cho chế biến sâu là giải pháp giúp ngành hàng này tiến tới xuất khẩu bền vững.
 
Kim ngạch xuất khẩu cà phê hướng tới mục tiêu sáu tỷ USD năm 2030.
Quả ngọt từ đầu tư chế biến
Không chủ trương sản xuất và xuất khẩu ồ ạt, từ khi mới ra đời, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã chủ trương liên kết với nông dân để sản xuất ra nguồn nguyên liệu cà phê sạch, từ đó đầu tư chế biến để cho ra đời các sản phẩm cà phê hoàn chỉnh phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nhờ đó, đến nay, tại các trang trại cà phê của Vĩnh Hiệp tại Gia Lai, hàng nghìn gốc cà phê giống được Vĩnh Hiệp trồng để “đo” độ thích ứng với biến đổi khí hậu, rồi cung ứng cho người dân. Đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người dân để bảo đảm sản phẩm có đầu ra và doanh nghiệp có được nguồn cung chất lượng cho sản xuất. Ông Thái Như Hiệp, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp cho hay, nhờ đó, không những Vĩnh Hiệp đã cho ra đời thành Công thương hiệu cà phê organic L’amant (Người tình) với chuỗi cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh mà sản phẩm cà phê của Vĩnh Hiệp đã được phía Hoa Kỳ công nhận là sản phẩm hữu cơ và được phép xuất khẩu sang quốc gia này, mở ra cơ hội cho hạt cà phê vươn rộng ra thế giới.
Câu chuyện từ cà phê Vĩnh Hiệp chỉ là một trong những câu chuyện về sự thành công của doanh nghiệp cà phê trong việc đầu tư mạnh cho chế biến cà phê. Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam cho biết, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê dưới dạng thô nhưng thực tế, thời gian qua, lượng xuất khẩu cà phê đã qua chế biến, cà phê rang xay ngày càng tăng lên. Ở thị trường trong nước, Vinacafe, Trung Nguyên và Nestlé cũng đang là những doanh nghiệp chiếm giữ thị phần cà phê hòa tan lớn nhất. Cuối năm 2018, Công ty Cà phê Tín Nghĩa đưa thêm một dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan công suất 10.000 tấn/năm vào hoạt động tại Đồng Nai, nâng năng lực chế biến cà phê hòa tan nước ta lên cao hơn nữa.
“Mặc dù trong năm 2018, lượng cà phê chế biến bao gồm hoà tan và chế biến chỉ chiếm trên 7% nhưng giá trị đem về rất cao”, ông Lương Văn Tự cho biết. Hiện nay, Việt Nam đã chủ động được công nghệ rang xay, phân loại, đánh bóng… Thậm chí các cửa hàng cà phê nhỏ cũng có thể tự mua máy rang xay sản xuất trong nước với công suất 5 - 15 kg/mẻ với giá hấp dẫn. Trong tương lai, việc đầu tư công nghệ chế biến sẽ giúp nâng tỷ trọng cà phê chế biến lên 25% trong tổng sản lượng cà phê của cả nước. Trong 10 - 15 năm nữa, giá trị thị trường cà phê Việt Nam được nâng từ 3,5 tỷ USD lên 6 tỷ USD.
Theo Bộ Công thương, cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm nay đều hơn 3 tỷ USD. Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ, đạt 8,2%/năm với kim ngạch bình quân 3,13 tỷ USD/năm giai đoạn 2011 - 2018, chiếm 15% tổng xuất khẩu nông sản của cả nước.
Hiện cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5, sau Brazil, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội cũng như triển vọng cho ngành cà phê khi Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế thông qua các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
Kể từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, hoạt động sơ chế sau thu hoạch đã được doanh nghiệp Việt Nam hết sức quan tâm. Nhờ vậy, từ chỗ có giá bán tại cảng Việt Nam thấp hơn tới 400-500 USD so với giá tham chiếu tại Sở Giao dịch Hàng hóa Luân Đôn, Việt Nam đã dần thu hẹp được khoảng cách này và cho tới nay, giá bán cà phê Robusta của Việt Nam đã phù hợp với giá thị trường thế giới.
Đến nay, cả nước đã có 97 cơ sở chế biến cà phê nhân, 160 cơ sở chế biến cà phê rang xay, tám cơ sở chế biến cà phê hòa tan và 11 cơ sở chế biến cà phê phối trộn. Cà phê bột của Trung Nguyên, cà phê hòa tan của Vinacafe không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn được hoan nghênh ở nhiều thị trường trong khu vực, đồng thời đã bước đầu xây dựng được thương hiệu cà phê Việt. Việc đầu tư cho chế biến sâu đã giúp ngành hàng cà phê nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh lượng xuất khẩu giảm mạnh trong những tháng gần đây (xuất khẩu cà phê chín tháng năm 2019 ước đạt 1,25 triệu tấn và 2,15 tỷ USD, giảm 13,3% về khối lượng và giảm 21,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018).
Nâng hiệu quả xuất khẩu
Để đạt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu sáu tỷ USD vào năm 2030, đồng thời nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm cà phê Việt, theo Bộ Công thương, ngành cà phê cần được quan tâm đồng bộ với các giải pháp tổng thể.
Cụ thể, cần đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê một cách hiệu quả, xây dựng các vùng trồng tập trung, chuyên canh gắn với phát triển công nghiệp chế biến, áp dụng tiến bộ công nghệ cao, thúc đẩy liên kết vùng nguyên liệu với các cơ sở, nhà máy chế biến sâu để tạo nguồn hàng bảo đảm ổn định về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa, trong đó các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng thương hiệu của riêng mình. Các doanh nghiệp cần khảo sát nhu cầu của thị trường về các lĩnh vực gồm thị phần - thị hiếu - chất lượng - giá cả, từ đó xác định tỷ trọng chế biến các loại sản phẩm phù hợp (bao nhiêu % sản phẩm sơ chế; % sản phẩm tinh chế) để định hướng phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình.
Về công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần chú trọng tuyển dụng và đào tạo cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn; chủ động tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do các Bộ, ngành, Hiệp hội tổ chức; tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế ở cả trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng…
Ông Lương Văn Tự chia sẻ thêm, khác với nhiều loại nông sản khác khó xây dựng thương hiệu, hiện Việt Nam có nhiều thương hiệu cà phê đã được người tiêu dùng thế giới biết đến như Vinacafe, Trung Nguyên… Chưa kể, ngày càng nhiều doanh nghiệp cà phê trẻ được thành lập để đón đầu những ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do ta đã ký kết. Những doanh nghiệp này có thế mạnh là đón đầu tốt các xu hướng thương mại hiện đại, tận dụng hiệu quả phương pháp bán hàng qua thương mại điện tử, chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu. Đây chính là thế mạnh của doanh nghiệp cà phê để phát triển bền vững ngành hàng này hơn trong tương lai.
Hà Anh (NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Toyota Avanza Premio sở hữu diện mạo mạnh mẽ và năng động

Toyota Avanza Premio 2022: Xe cho người tiết kiệm, giá trên 617 triệu đồng

(GLO)- Toyota Avanza Premio là mẫu MPV nhập khẩu từ Indonesia, được phát triển dựa trên nền tảng khung gầm DNGA của Daihatsu, mang đến một sự thay đổi mạnh mẽ trong thiết kế ngoại và nội thất. Xe sở hữu hai tùy chọn cấu hình là số sàn MT giá hơn 617 triệu đồng và CVT giá trên 617 triệu đồng.

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

GAC M6 Pro-Sự lựa chọn MPV giá dưới 1 tỷ đồng dành cho gia đình đông người

(GLO)- Tại triển lãm ôtô Việt Nam 2024 (VMS 2024) ở TP. Hồ Chí Minh, GAC giới thiệu mẫu MPV GAC M6 Pro với hai phiên bản GL và GS. Đây là dòng MPV nhập khẩu từ Trung Quốc với thiết kế vuông vức và tiện ích hiện đại, hứa hẹn là một lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc MPV có giá dưới 1 tỷ đồng.

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

Suzuki Ertiga: Mẫu MPV tiết kiệm nhiên liệu với động cơ hybrid, giá khởi điểm từ 596 triệu đồng

(GLO)- Suzuki Ertiga 2022 là một trong những mẫu MPV cỡ nhỏ phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt ở phân khúc xe gia đình. Với động cơ hybrid nhẹ, Suzuki Ertiga không chỉ mang lại khả năng vận hành ổn định mà còn tiết kiệm nhiên liệu vượt trội so với các mẫu xe cùng phân khúc.