Bức tượng 'Nữ thần Durga' đã được trao trả cho Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Đại sứ Việt Nam tại Anh đã tiếp nhận bức tượng Nữ thần Durga cổ vật quý từng bị đánh cắp tại Khu Di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam năm 2008.

Ông Nguyễn Hoàng Long thay mặt Chính phủ Việt Nam cảm ơn Cục Điều tra An ninh Nội địa Mỹ (HSI) và cảnh sát London (Anh) đã phối hợp hiệu quả. Ông cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và các công ty liên quan để đưa cổ vật quý về nước an toàn.

Tượng “Nữ thần Durga”. (Ảnh: BỘ TƯ PHÁP MỸ) ảnh 1

Tượng “Nữ thần Durga”. (Ảnh: BỘ TƯ PHÁP MỸ)

Tượng "Nữ thần Durga" có dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của các tín đồ Hindu giáo của văn hóa Óc Eo. Việc trao trả bảo vật cho Việt Nam là một sự kiện đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.

Theo The Art Newspaper, đây là kết quả sau quá trình điều tra của Văn phòng HSI đối với trùm buôn lậu Douglas Latchford. Bộ Tư pháp Mỹ đã đăng thông cáo giải quyết vụ kiện dân sự, tịch thu 12 triệu USD có nguồn gốc từ việc bán cổ vật Đông Nam Á bị đánh cắp của Latchford.

Con gái ông - Julia Copleston - được thừa kế từ cha mình hơn 125 bức tượng, di vật bằng vàng sau khi ông qua đời mà chính quyền cáo buộc đã đánh cắp từ Campuchia, cùng tiền bạc. Trong thỏa thuận dàn xếp vụ kiện, Copleston đã đồng ý trả lại 12 triệu USD, cũng như đồng ý giao bức tượng đồng "Nữ thần Durga" từ thế kỷ thứ VII cho Việt Nam.

Năm 2008 và 2009, Douglas Latchford sử dụng số tiền thu được từ việc bán đồ cổ bị đánh cắp và buôn lậu để mua bức tượng đồng từ thế kỷ thứ VII - một nữ thần Durga 4 tay, dài 2 m, nặng 250 kg, có một vài vết vỡ, xước ở phía hai bên tai của tượng.

Link bài gốc: https://nld.com.vn/van-nghe/buc-tuong-nu-than-durga-da-duoc-trao-tra-cho-viet-nam-20230918211435137.htm

Có thể bạn quan tâm

Giữ “lửa” nghề truyền thống

Giữ “lửa” nghề truyền thống

(GLO)- Bằng đôi bàn tay tài hoa, nhiều nghệ nhân Jrai, Bahnar đã biến những khúc gỗ, thanh tre vô tri thành vật dụng hữu ích, chung tay giữ “lửa” nghề truyền thống và góp phần làm nên bản sắc văn hóa của dân tộc.
Tơmăr: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người Bahnar

Tơmăr: Nét đẹp văn hóa ứng xử của người Bahnar

(GLO)- Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người khó có thể tránh được những việc làm sơ ý, gây thương tích cho những người xung quanh. Để tỏ lòng xin lỗi, thương cảm với những người không may bị đau vì sự sơ ý đó, người Bahnar có một tập tục xin lỗi rất đặc biệt, đó là tơmăr.
Cô gái Jrai với tình yêu t'rưng

Cô gái Jrai với tình yêu t'rưng

(GLO)- Trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật tại thị xã Ayun Pa và huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), người xem đều bị lôi cuốn bởi tiếng đàn t'rưng trong trẻo của cô gái dân tộc Jrai nhỏ nhắn với nụ cười tươi Rmah H’Thu (SN 2002, thôn Plơi Apa Ơi H'Trông, xã Chư Mố, huyện Ia Pa). Cháy hết mình trên sân khấu, H’Thu đã khơi dậy đam mê âm nhạc dân tộc cho nhiều bạn trẻ.
Di sản gốm cổ Quảng Đức ở Tây Nguyên

Di sản gốm cổ Quảng Đức ở Tây Nguyên

(GLO)- Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa không chỉ riêng của tỉnh Phú Yên mà còn lan tỏa, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên. Di sản ấy đã góp phần làm cho văn hóa Tây Nguyên thêm phong phú và đa dạng.
Quảng Nam chuyển giao 2 chi tiết Bảo vật quốc gia cho Đà Nẵng

Quảng Nam chuyển giao 2 chi tiết Bảo vật quốc gia cho Đà Nẵng

Ngày 7/9, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương chuyển giao 2 chi tiết con ốc và hoa sen - hiện vật cầm ở 2 tay pho tượng Bồ tát Tara (Laskmindra - Lokesvara) từ Bảo tàng Quảng Nam về Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Đà Nẵng để tượng Bồ tát Tara được hoàn chỉnh, phát huy tốt nhất giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Mang chiêng đi đánh xứ Hàn

Mang chiêng đi đánh xứ Hàn

(GLO)- Được sự cho phép của UBND tỉnh Gia Lai, nhận lời mời và sự tài trợ kinh phí từ Trường Đại học Jeonju Kijeon (Hàn Quốc), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành lập đoàn nghệ nhân tham dự lễ hội Âm thanh thế giới lần thứ 22 tại nước này.
Khúc tự tình miền sơn cước

Khúc tự tình miền sơn cước

Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.
Vu lan báo hiếu – nét đẹp trong văn hóa người Việt

Vu lan báo hiếu – nét đẹp trong văn hóa người Việt

Đạo hiếu vốn là giá trị truyền thống cốt lõi và rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam, khuyến khích con cái tôn trọng và chăm sóc cha mẹ, cũng như những người già trong gia đình. Báo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ là nét đẹp văn hóa của người Việt từ bao đời nay.