Bộ Chính trị xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt về trường hợp nhân sự đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những trường hợp nhân sự đặc biệt tham gia Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị sẽ cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt và thông qua quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, trước khi trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.

Trung ương thống nhất cao về công tác nhân sự tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Ảnh Nhật Bắc
Trung ương thống nhất cao về công tác nhân sự tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII. Ảnh Nhật Bắc


Số lượng cán bộ được quy hoạch ít hơn, chặt chẽ hơn

Ngày 28.12, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì tổ chức hội nghị “Tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng” cho các cơ quan báo chí. Tham dự hội nghị tập huấn có gần 300 cán bộ, phóng viên, biên tập viên thuộc 115 cơ quan báo chí

Tại đây, ông Nguyễn Đức Hà - nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương thông tin về nhiều vấn đề xoay quanh công tác chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng diễn và vào đầu năm 2021.

Ông Hà cho biết, trong quá trình chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết quan trọng và nhiều lần nhấn mạnh đến công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII.

Nhìn lại quá trình chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng, ông Hà đúc kết ra 6 nội dung và cách làm mới đáng chú ý.

Trong đó, cách làm mới đầu tiên là, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược và chuẩn bị nhân sự Đại hội XII của Đảng, sau khi BCH T.Ư quyết định thành lập Tiểu ban nhân sự Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, gồm 6 Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban chỉ đạo.

Theo đó, việc quy hoạch cán bộ cấp chiến lược phục vụ công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng được chuẩn bị chặt chẽ, kỹ lưỡng và đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan, minh bạch hơn.

Trên cơ sở danh sách quy hoạch của các cấp uỷ, tổ chức Đảng, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương, đã được Ban chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, Tiểu ban nhân sự, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan chức năng có liên quan rà soát, thẩm định kỹ lưỡng, chặt chẽ, khách quan từng nhân sự trước khi trình BCH T.Ư xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, số lượng cán bộ được quy hoạch BCH T.Ư khoá XIII ít hơn, chặt chẽ hơn so với khoá XII và việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng được đổi mới, hiệu quả hơn. Qua nhiều lần quy hoạch, bổ sung, điều chỉnh, T.Ư bỏ phiếu kín giới thiệu và đưa vào quy hoạch cán bộ cấp chiến lược khoảng 222 đồng chí, giảm gần 300 so với số quy hoạch khoá XII.

Trường hợp đặc biệt giới thiệu cuối cùng

Cách làm mới khác, theo ông Hà, việc quy hoạch BCH T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2021 – 2026 cũng được tiến hành từng bước thận trọng theo quy trình chặt chẽ, dân chủ và trước hết là tập trung quy hoạch nhân sự phục vụ Đại hội XIII, không thể vừa quy hoạch nhân sự khoá XIII, vừa quy hoạch nhân sự cho “các nhiệm kỳ tiếp theo” như nhiệm kỳ trước.

Trong quy hoạch nhân sự Đại hội XIII, tiến hành quy hoạch BCH T.Ư trước, quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau. Cuối cùng là quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.

Ông Nguyễn Đức Hà nhấn mạnh: “Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng được đặc biệt chú trọng về chất lượng trên cơ sở đảm bảo số lượng và cơ cấu hợp lý, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn”.

Về quy trình nhân sự được thực hiện theo 5 bước theo Quy định 105 và đồng bộ với quy trình công tác nhân sự cấp uỷ theo Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị.

Trong đó, quy trình giới thiệu đối với 3 nhóm đối tượng: Các đồng chí T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư tái cử; lần đầu tham gia T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư và các chức danh chủ chốt; và các đồng chí thuộc diện “đặc biệt”.

“Những trường hợp nhân sự đặc biệt tham gia T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Chính trị sẽ cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng, nhiều mặt và thông qua quy trình chặt chẽ, dân chủ, công khai, minh bạch, trước khi trình BCH T.Ư xem xét, quyết định" - ông Hà nói.

Cũng theo ông Nguyễn Đức Hà, quy trình thực hiện giới thiệu các trường hợp tái cử trước, tham gia lần đầu sau, cuối cùng là giới thiệu các trường hợp đặc biệt; thực hiện giới thiệu nhân sự T.Ư trước, nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau, cuối cùng là nhân sự các chức danh chủ chốt.

 

https://laodong.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-xem-xet-ky-luong-nhieu-mat-ve-truong-hop-nhan-su-dac-biet-866031.ldo

Theo Vương Trần (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.