Bình yên làng Út 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mô hình “Camera và ánh sáng an ninh” ở làng Út 2 (xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ra đời và hoạt động hiệu quả nhờ sự đồng thuận cao của người dân.    
Trưởng thôn Chu Văn Sòi cho biết: “Làng Út 2 đã lắp 37 bóng đèn tại 3 cụm dân cư và 5 camera công cộng tại các tuyến đường. Ngoài ra, các hộ dân cũng tự trang bị 19 chiếc camera. Tổng chi phí xây dựng mô hình là 878 triệu đồng”.
Tham quan mô hình “Camera và ánh sáng an ninh”. Ảnh: Thúy Trinh
Tham quan mô hình “Camera và ánh sáng an ninh”. Ảnh: Thúy Trinh
Xuất phát từ nhu cầu của người dân về việc có một hệ thống đèn đường và camera, ông Sòi đề xuất Chi bộ thôn vận động Nhân dân đóng góp mỗi hộ 50.000 đồng để lắp 5 chiếc camera công cộng. Đối với những hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn thì được miễn đóng góp kinh phí. Ông cũng là người tích cực vận động các doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn ủng hộ phong trào 37 bóng đèn năng lượng mặt trời với trị giá 51,8 triệu đồng.
Chị Thân Thị Hinh vui vẻ nói: “Mô hình này giúp cho việc đi lại thuận tiện, góp phần bảo vệ an ninh trật tự”. Còn chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cũng là người dân làng Út 2-chia sẻ: “Vào ban đêm, điện chiếu sáng khắp các nẻo đường chính trong làng. Các cháu nhỏ tối nào cũng ra ngõ vui chơi. Đợt thu hái cà phê vừa rồi, bà con rất yên tâm, đỡ lo bị mất cắp nông sản. Chúng tôi rất tự hào vì làng đã hoàn thành thêm một chỉ tiêu về nông thôn mới”.
Các doanh nghiệp tặng bóng đèn năng lượng mặt trời cho bà con làng Út 2
Các doanh nghiệp tặng bóng đèn năng lượng mặt trời cho người dân làng Út 2. Ảnh: Thúy Trinh
Làng Út 2 có 146 hộ với hơn 500 khẩu. Nguồn thu nhập chính của bà con là từ việc canh tác các loại cây công nghiệp. Tình hình an ninh trật tự khá ổn định, thỉnh thoảng xảy ra vài vụ xích mích, mâu thuẫn trong dân thì đều được hòa giải dứt điểm.
Tuy nhiên, ngày 7-6-2020, một số nhà dân trong làng bị kẻ gian đột nhập để trộm cắp tài sản. Qua điều tra, lực lực Công an đã làm rõ 3 đối tượng gồm: Kpuih Yinh, Rơ Lan Úc (cùng SN 1999), Siu Nghêu (SN 2002, cùng trú tại làng Gào, xã Ia Lang, huyện Đức Cơ).
Sau vụ trộm nói trên, nhu cầu về một hệ thống ánh sáng và camera trở nên cấp thiết. Hiện tại, những hình ảnh do camera ghi lại trên địa bàn làng Út 2 được kết nối với Công an xã Ia Bă, Công an huyện Ia Grai và điện thoại của các thành viên tổ tự quản của làng. Ngoài ra, 19 camera do người dân tự lắp đặt cũng sẵn sàng chia sẻ thông tin, dữ liệu với lực lượng chức năng. Nhờ vậy giúp cho lực lượng Công an nắm bắt và xử lý kịp thời các vụ việc ngay tại cơ sở.
Trung tá Nguyễn Tấn Lan-Trưởng Công an xã Ia Bă-cho biết: “Dân làng rất quan tâm và tích cực trong công tác bảo đảm an ninh trật tự. Hiện tại, làng Út 2 có Tổ tự quản với 10 thành viên và Tổ hòa giải với 8 thành viên. Năm 2020, người dân đã cung cấp cho lực lượng Công an 22 tin liên quan đến an ninh trật tự, giúp chúng tôi giải quyết các vụ việc phát sinh tại cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng. Từ mô hình của làng, chúng tôi dự kiến tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên truyền, lắp đặt camera và bóng đèn để phục vụ việc lưu thông trên toàn tuyến xã, trước mắt là làng Chư Yố, Dun De và thôn Chư Hậu”.
THÚY TRINH-LÊ ÁNH

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.