Bình Định: Nuôi thử nghiệm loài chim quý hiếm ở huyện Tây Sơn và điều bất ngờ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Xuất phát từ niềm yêu thích các loại chim cảnh, anh Thái Bửu Bấu ở thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) đã nghiên cứu, tìm học cách nuôi chim công sinh sản.


Sau đó, anh Bấu đã liên hệ với cơ quan chức năng và được Chi cục Kiểm lâm (thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định) cấp phép cho nuôi hợp pháp loài chim quý hiếm này.
 

Chim công quý hiếm nuôi ở vườn nhà anh Thái Bửu Bấu, thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định).
Chim công quý hiếm nuôi ở vườn nhà anh Thái Bửu Bấu, thôn An Dõng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định).


Anh Bấu đã tìm tới một cơ sở gây nuôi chim công hợp pháp ở tỉnh Quảng Ngãi để mua 3 con chim công giống (1 chim trống và 2 chim mái) về để nuôi ở vườn nhà.

Anh Bấu cho biết: “Thức ăn cho chim công dễ kiếm, chủ yếu là thóc, bắp, cám tổng hợp dùng cho gia cầm, rau xanh, cỏ và có thể cho ăn thêm dế nuôi công nghiệp. Chỉ sau hơn 1 tháng đưa về, chim đã thích nghi với điều kiện môi trường, khí hậu ở địa phương!”.

Công là loài chim quý hiếm và ít người nuôi nên giá bán khá cao. Đặc tính chim công sau 2 năm nuôi sẽ đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản.

Anh Bấu cho hay, thời gian tới sẽ đầu tư mua máy ấp nở trứng gia cầm, mở rộng diện tích vườn nhà để xây một chuồng nuôi chim công theo đúng kỹ thuật, theo mô hình công nghiệp.

Mục đích của anh Bấu để nhân giống, tăng đàn cả công giống lẫn công bố mẹ, từ đó cung cấp cho các khu du lịch, khu sinh thái trong và ngoài tỉnh Bình Định.

 

https://danviet.vn/binh-dinh-nuoi-thu-nghiem-loai-chim-quy-hiem-o-huyen-tay-son-va-dieu-bat-ngo-20201010234427674.htm

Theo Đào Minh Trung (Báo Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.