Biến thể Covid-19 mới lây lan nhanh trên toàn cầu, có đáng lo ngại?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Biến thể Covid-19 mới đang gây ra nhiều ca bệnh ở nhiều nước trên thế giới. Nó có tên là biến chủng NB.1.8.1.

Sau đây, 3 chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm sẽ giải thích rõ về biến thể Covid-19 mới này.

Biến chủng NB.1.8.1 là gì?

Theo bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và giáo sư tại Trường Y Đại học Vanderbilt (Mỹ), biến chủng NB.1.8.1 là một thành viên của họ Omicron. Vào cuối tuần trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chỉ định NB.1.8.1 là "biến chủng đang được theo dõi", nghĩa là nó "có thể cần được ưu tiên chú ý".

Tuy nhiên, "vẫn còn quá sớm để biết về biến chủng này", bác sĩ Thomas Russo, Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo ở New York (Mỹ), cho biết, theo Prevention.

Biến chủng Covid-19 NB.1.8.1 đang gây ra các ca bệnh ở nhiều nước. Ảnh: AI
Biến chủng Covid-19 NB.1.8.1 đang gây ra các ca bệnh ở nhiều nước. Ảnh: AI

NB.1.8.1 đã được phát hiện ở 22 nước. Tính đến thời điểm hiện tại, biến chủng này đã được phát hiện ở khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, Đông Nam Á và châu Âu.

Bác sĩ Russo lưu ý rằng các biến chủng có thể tăng đột biến bằng cách trốn tránh khả năng miễn dịch hoặc dễ lây nhiễm hơn các chủng trước đó.

Bác sĩ Russo cho biết: Dữ liệu ban đầu cho thấy NB.1.8.1 có thể trốn tránh khả năng miễn dịch nhiều hơn.

Các triệu chứng khi nhiễm NB.1.8.1

Mặc dù WHO chỉ ra rằng NB.1.8.1 đang "phát triển nhanh chóng so với các biến chủng đồng lưu hành", nhưng cơ quan này cũng lưu ý rằng không có bằng chứng nào cho thấy NB.1.8.1 sẽ gây ra nhiều rủi ro sức khỏe hơn so với các biến chủng khác.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, bác sĩ Amesh Adalja, nhà khoa học cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết: Các triệu chứng khi nhiễm NB.1.8.1 tương tự như các chủng của Covid-19 trước đây.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, những triệu chứng khi nhiễm NB.1.8.1 bao gồm: Sốt hoặc ớn lạnh, ho, thở nông hoặc khó thở, đau họng, nghẹt mũi hoặc sổ mũi, mất vị giác hoặc khứu giác, mệt mỏi, đau nhức cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn.

Cách phòng ngừa biến chủng NB.1.8.1

Bác sĩ Adalja nhấn mạnh rằng không có lý do gì để hoảng sợ trước biến chủng NB.1.8.1. Ông khuyên những người có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và người có bệnh nền, nên tiêm vắc xin. Đối với những người có nguy cơ thấp hơn, đây là loại virus lưu hành sẽ luôn tạo ra các biến chủng mới và khả năng gặp rủi ro của mỗi người sẽ khác nhau.

Bác sĩ Schaffner khuyên nên đeo khẩu trang khi tụ tập đông người, theo Prevention.

Theo Thiên Lan (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

null