Bị nhiễm sán lá phổi vì ăn gỏi cua sống

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Một nam thanh niên ở Điện Biên đã ăn gỏi cua sống và sau đó có triệu chứng mệt mỏi, ho nhiều, khó thở nhưng khám không ra bệnh. Sau khi nhập vào Bệnh viện Bạch Mai thì các bác sĩ ở đây đã phát hiện người này nhiễm sán lá phổi.

Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận một bệnh nhân nam (SN 1992, người dân tộc Thái, thường trú ở Điện Biên) trong tình trạng tràn dịch, tràn khí màng phổi. Sau khi được bác sĩ chỉ định xét nghiệm ký sinh trùng thì phát hiện dương tính với Paragonimus (sán lá phổi).

PGS. TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh-Bệnh viện cung cấp

PGS. TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm. Ảnh-Bệnh viện cung cấp

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường-Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, sán lá phổi là bệnh do ký sinh trùng Paragonimus westermani gây ra có thể gặp ở mọi lứa tuổi và hay gặp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Nguyên nhân là người dân ở những địa phương này có tập quán ăn món tôm, cua sống (gỏi hoặc nướng chưa chín).

Sau khi phát hiện bệnh sán lá phổi, các bác sĩ của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị bằng thuốc tẩy sán và bệnh nhân dần hồi phục.

Khai thác tiền sử bệnh, bệnh nhân cho biết, khoảng 1 tháng trước, anh lên chơi nhà bạn ở Lai Châu và ăn món gỏi cua sống. Sau vài tuần, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, sút cân, buồn nôn, khi hoạt động gắng sức cảm thấy khó thở, đuối sức và ho. Anh đi khám nhưng không tìm ra bệnh.

Hình ảnh phim chụp trên bệnh nhân nhiễm sán lá phổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Hình ảnh phim chụp trên bệnh nhân nhiễm sán lá phổi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, nếu người dân ăn đồ sống, nhất là gỏi tôm, gỏi cua thì ấu trùng sán lá phổi ký sinh trong tôm, cua vào cơ thể người theo đường ăn uống rồi xâm nhập qua thành ruột non, vào khoang bụng, xuyên qua cơ hoành lên phổi và tồn tại ở nhu mô phổi. Một thời gian sau, bệnh nhân sẽ bị đau ngực, ho kéo dài, ho ra cả đờm lẫn máu, sút cân và dẫn đến suy kiệt, thậm chí tử vong.

Nhiều bệnh nhân ho ra máu, tức ngực nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các loại bệnh khác như lao, viêm phổi hay u phổi.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".