Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện thành công hơn 1.100 ca ghép thận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau 30 năm kể từ ca ghép đầu tiên được thực hiện - năm 1992, đến nay Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công 1.127 ca ghép thận

Ngày 16-3, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) tổ chức kỷ niệm 30 năm ghép thận.

Ca ghép thận sống lâu nhất đến nay đã 26 năm là ông Lê Đức H. Năm 1997, ông H. bị suy thận giai đoạn cuối, được Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện cuộc ghép thành công nhờ nguồn thận hiến từ người thân. Ông H. hiện sống và làm bác sĩ tại Lâm Đồng với sức khỏe ổn định. Chức năng thận ghép hoạt động rất tốt, vợ chồng ông H. đã có thêm một người con.

Một ca ghép tạng được Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện gần đây

Một ca ghép tạng được Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện gần đây

TS-BSCK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay từ ca đầu tiên được thực hiện vào năm 1992, đến nay, bệnh viện đã thực hiện thành công 1.127 ca ghép thận. Bệnh viện đang tiên phong triển khai các biện pháp để mở rộng kỹ thuật ghép thận từ người cho sống, người cho chết não, người cho tim ngừng đập, ghép đổi chéo người cho, đặc biệt là kỹ thuật ghép thận không tương thích nhóm máu.

Các kỹ thuật ghép thận – tạng hiện đã đạt được thành công rất lớn, số lượng người suy thận – tạng trong cộng đồng cần ghép cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng hiến quá hạn chế. Để nối dài sự sống cho người bệnh, ngành y tế kêu gọi cộng đồng tích cực đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời.

Tham dự lễ kỷ niệm, GS-TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết năm 1954, ca phẫu thuật ghép thận đầu tiên trên thế giới được thực hiện thành công tại Mỹ. Từ đó đến nay, y học thế giới và Việt Nam đã tiến những bước rất dài trong lĩnh vực ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung.

Mỗi năm, thế giới có khoảng 40.000 ca ghép, khoảng 460.000 người đang sống nhờ một hoặc nhiều bộ phận cơ thể của người khác. Ghép thận và ghép tạng đang trở thành kỹ thuật thường quy tại nhiều bệnh viện trên cả nước, đặc biệt là Bệnh viện Chợ Rẫy, góp phần hồi sinh sự sống cho những người suy thận – tạng.

"Việc hiến tặng mô, tạng cho người bị suy tạng là trao đi một món quà vô giá. Đây không chỉ là nghĩa cử cao đẹp mà còn giúp nối dài sự sống cho những người bệnh" - Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhìn nhận.

Dịp này, UBND TP HCM đã trao tặng bằng khen cho 17 cá nhân là giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ đã có công lao đặt nền móng cho việc ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Ăn hạt kỷ tử có tốt?

Kỷ tử được sử dụng từ rất lâu, tác dụng như thuốc bổ nguồn gốc thiên nhiên, giúp chống lão hóa, tăng cường sinh lý, tốt cho người tiểu đường.