Bầu Đức có những gì tại khu vực vỡ đập thủy điện ở Lào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại Attapeu, công ty của bầu Đức có một số dự án, trong đó phải kể đến rừng cao su đi ô tô cả ngày không hết.

 



Tối ngày 23-7, đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, Nam Lào, bị vỡ làm cho 5 bản của huyện Sanamxay ngập hoàn toàn, gồm bản May, bản Hinlath, bản Nhaythe Sanong Tay, bản Thaxengchan, bản Thahin, trên 1.300 hộ gia đình với 6.600 bị ảnh hưởng.

Trong vụ vỡ đập này, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của bầu Đức - một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng.

Theo thông tin từ ông Võ Trường Sơn – Thành viên HĐQT, TGĐ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, 26 công nhân của tập đoàn đang bị bị cô lập trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và đang lánh nạn trên một ngọn đồi.

Ngoài 26 công nhân này, HAGL không có công nhân nào bị mất tích. Phía công ty của bầu Đức chia sẻ đã thuê máy bay để tiến hành giải cứu cho 26 công nhân bị mắc kẹt.

Về phía tài sản, ông Sơn cho biết, cơ bản công ty không có thiệt hại gì bởi khu vực vỡ đập thủy điện là vùng trồng chủ yếu cao su của Hoàng Anh Gia Lai và phần lớn diện tích cao su đã trưởng thành.


 

Dự án trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai
Dự án trồng cao su của Hoàng Anh Gia Lai



HAGL hiện có một số dự án thuộc tỉnh Attapeu, thuộc phía Nam Lào. Đó là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu, Công ty TNHH Khoáng sản Hoàng Anh Xekong thuộc tỉnh Attapeu, và Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Hoàng Anh Attapeu.

Tuy nhiên, hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai tại Lào được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là dự án phát triển nông nghiệp. Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), Chủ tịch HĐQT HAGL cho biết, tập đoàn đang có tổng diện tích canh tác tại Lào gần 50.000 ha, riêng cao su chiếm 27.000 ha, còn lại là các loại cây ăn trái, bắp, cọ dầu...

Bầu Đức bắt đầu đầu tư cây cao su ở Attapeu từ năm 2008. Khi đó, việc làm này của bầu Đức nhận được không ít những ý kiến trái chiều, bị cho là hành động liều lĩnh.

Để phát triển ngành nông nghiệp tại đây, Hoàng Anh Gia Lai đã thuê chuyên gia, các nhà khoa học tư vấn, mua công nghệ cao và đầu tư bài bản. Trung bình tại Attapeu tổng chi phí đầu tư cho 1ha cao su là 5.000 USD, trong đó riêng công nghệ tưới nhỏ giọt bù áp chiếm 1.000 USD.

Trong đó, lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là dự án phát triển nông nghiệp với tổng diện tích canh tác gần 50.000 ha. Ảnh: HAGL Group.
Lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là dự án phát triển nông nghiệp với tổng diện tích canh tác gần 50.000 ha. Ảnh: HAGL Group.



Nhà máy chế biến cao su do Tập đoàn HAGL đầu tư 9 triệu USD trên diện tích 5 ha có công suất 25.000 tấn/năm sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại.

Tại thời điểm đó, cánh rừng cao su của HAGL rộng bạt ngàn, đi xe ô tô cả ngày không hết.

Ban lãnh đạo của HAGL đã ước tính, khi toàn bộ diện tích vườn cây đi vào khai thác, sản lượng mủ cao su hàng năm thu được sẽ lên đến 100 nghìn tấn, mang về thu nhập 300 triệu USD/năm. Đến năm thứ 20 chỉ riêng gỗ cao su khai thác của Hoàng Anh Gia Lai cũng được 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, khi tới thời điểm thu hoạch cũng là giai đoạn giá cao su bị sụt giảm mạnh, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh cũng như định hướng phát triển của tập đoàn.

Tính đến tháng 6/2016, HAGL đã trồng được 38.428 ha cao su lại Lào và Campuchia. Tuy nhiên, tập đoàn này có ý định bán 20.000 ha cao su nằm tại tỉnh Attapeu cho một số đối tác Trung Quốc lấy 8.000 tỷ đồng trả nợ.

Trong báo cáo thường niên 2017, HAGL cho biết, tính tới thời điển hiện tại, công ty có 46.916 ha trồng cây cao su, trong đó, 20.049 ha được trồng tại Lào.

Trong năm 2017, giá cao su thế giới bắt đầu phục hồi là đòn bẩy để công ty đẩy mạnh công tác thu hoạch mủ cao su. Doanh thu từ mảng cao su năm 2017 đạt 454 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với năm 2016, đóng góp 9,4% trong cơ cấu doanh thu.

Cùng với việc trồng cao su tại Lào, HAGL đã chú trọng phát triển, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây khá hoàn thiện. HAGL cũng đã xây dựng nhiều hạng mục công trình tại Lào như bệnh viện HAGL Attapeu quy mô 200 giường, trường học, nhà tái định cư, đường xá, điện nước cũng như sân bay trị giá 40 triệu USD HAGL cho chính phủ Lào vay không lấy lãi.

Đầu năm nay, dự án sân bay quốc tế Nọng Khang tại tỉnh Houaphan (Lào) với giá trị 74 triệu USD của HAGL cũng đã được tái khởi động lại sau 1 năm trì hoãn.

HAGL đã bắt đầu xây dựng sân bay Nọng Khang vào cuối năm 2014 và dự kiến hoàn thiện trong hai năm. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, dự án đã đình chỉ hoạt động vào năm 2015 khi mới hoàn thành được khoảng 35% dự án.

Ngoài dự án trồng cây cao su, Hoàng Anh Gia Lai cũng có phát triển nhà máy mía đường, thủy điện tại Lào. Tuy nhiên, các dự án này đã được chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác.

Dự án chăn nuôi bò với kỳ vọng đem về lợi nhuận lớn của công ty cũng dần bị thu hẹp lại để tập trung phát triển mảng cây ăn trái.

Theo Nhịp sống kinh tế/soha

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này