Bầu cử Thái Lan tăng nhiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cục diện cuộc tổng tuyển cử sắp tới của Thái Lan phần nào được hé lộ trong cuộc khảo sát ở thủ đô Bangkok mới đây

Theo kết quả khảo sát được công bố ngày 26-3, do báo Bangkok Post đăng tải, gương mặt tiềm năng nhất cho vị trí thủ tướng tương lai là một người rất nổi bật trong giới trẻ Thái Lan - ông Pita Limjaroenrat, thủ lĩnh Đảng Move Forward (tạm dịch: Tiến về trước), với 25,08%.

Xếp thứ hai là bà Paetongtarn Shinawatra của Đảng Pheu Thai (24,2%) và thứ ba là đương kim Thủ tướng Prayut Chan-o-cha của Đảng United Thai Nation với 18,24%.

Cuộc khảo sát nêu trên do Viện Quản trị phát triển quốc gia thực hiện trong tháng 3 với sự tham gia của 2.500 cử tri Bangkok.

Các đảng phái tại Thái Lan đang tích cực chạy đua cho cuộc tổng tuyển cử được ấn định vào ngày 14-5. Trong ngày 25-3, Thủ tướng Prayut đã chấp thuận đề cử của đảng mình để cạnh tranh ghế thủ tướng cho nhiệm kỳ mới.

Năm nay 69 tuổi, ông Prayut lên nắm quyền từ năm 2014, sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền bà Yingluck Shinawatra. Sau cuộc bầu cử năm 2019, ông được tái bổ nhiệm thủ tướng.

Tham gia tranh cử lần này, ông Prayut cam kết chăm lo đời sống người dân, cải thiện mức độ ổn định của đất nước… Ngoài ra, phát biểu trước 1.000 người ủng hộ ở ngoại ô Bangkok ngày 25-3, Thủ tướng Prayut nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ tạo ra một môi trường chính trị mới".

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha trong một sự kiện ngày 25-3 ở Bangkok. Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Prayut Chan-o-cha trong một sự kiện ngày 25-3 ở Bangkok. Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Bloomberg, đảng của ông Prayut ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19.

Đảng United Thai Nation cũng hứa hẹn tiếp tục thực hiện các dự án hạ tầng chi phí cao, khởi động sớm hơn các chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người dân và những công ty nhỏ để đối phó tình hình giá cả gia tăng.

Thủ tướng Prayut đang đặt cược vào sự trở lại của hàng triệu du khách và các chương trình kích thích kinh tế hàng tỉ USD. Năm ngoái, Thái Lan đón nhận làn sóng đăng ký đầu tư mới, tăng tới 39%, lên 664 tỉ baht. Dù vậy, vẫn có nhiều chỉ trích do chi phí sinh hoạt tăng cao và phục hồi kinh tế không cân bằng.

Đối thủ mạnh của ông Prayut lần này nhiều khả năng là bà Paetongtarn Shinawatra của Đảng Pheu Thai.

Xuất thân từ gia tộc chính trị thành công nhất Thái Lan, người phụ nữ 36 tuổi này là con và cháu của 2 cựu thủ tướng. Hai nhân vật nói trên - lần lượt là ông Thaksin và bà Yingluck Shinawatra - hiện sống lưu vong. Tuy nhiên, do bà Paetongtarn đang mang thai tháng thứ 8 nên chưa rõ bà có đại diện Pheu Thai ra tranh cử hay không.

Được ủng hộ mạnh mẽ ở miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan song nhà Shinawatra lại không được lòng giới bảo thủ. Các chuyên gia nhận định đây có thể là cơ hội khôi phục quyền lực cuối cùng của gia tộc này.

"Hoặc họ sẽ bị bít đường tới quyền lực lâu dài hoặc sẽ lấy lại được vị thế trên chính trường Thái Lan" - ông Napon Jatusripitak, chuyên gia thỉnh giảng tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), nhìn nhận.

Giới phân tích cũng cho rằng trong cuộc bầu cử tới, Đảng Pheu Thai có thể thắng lớn - giành khoảng 310/500 ghế hạ viện, đủ sức lập liên minh thắng thế thượng viện (với 250 ghế không qua bầu cử). Ghế thủ tướng Thái Lan không được bầu trực tiếp bằng phiếu phổ thông mà được chọn bởi một phiên họp chung của lưỡng viện, theo báo Bangkok Post.

Có thể gây khó khăn cho cả Thủ tướng Prayut và đại diện Đảng Pheu Thai là ông Lita Limjaroenrat - 42 tuổi, thủ lĩnh Đảng Tiến về trước đi theo con đường cải cách. Theo báo South China Morning Post, các nhà quan sát nhận định đây có thể là "nhân tố then chốt" hậu bầu cử, nhiều khả năng nhận được sự ủng hộ lớn trong số 4 triệu cử tri Thái Lan bỏ phiếu lần đầu.

Tiền thân của đảng này là Future Forward (tạm dịch: Tương lai phía trước), từng giành khoảng 6 triệu phiếu bầu và về thứ 3 trong cuộc bầu cử năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

Tập đoàn Wagner của Nga tuyên bố đã kiểm soát thành phố Bakhmut

(GLO)-Theo báo Nga RT, ông Prigozhin đưa ra tuyên bố về diễn biến mới quan trọng thông qua một video được quay ngay phía trước tòa thị chính của thành phố. Theo đó sáng 3/4, tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga tuyên bố họ đã kiểm soát được thành phố Bakhmut ở khu vực Donetsk, đông Ukraine "theo nghĩa pháp lý".
Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

Pháp tin Trung Quốc làm tốt vai trò trung gian hòa giải Nga- Ucraine

(GLO)-Theo nguồn tin Reuters, chuyến thăm Trung Quốc tới đây của ông của Tổng thống Macron sẽ là cơ hội quan trọng để Pháp và Trung Quốc tái kết nối ở cấp cao nhất sau ba năm Trung Quốc đóng cửa vì COVID-19, và củng cố thêm vai trò trung gian hòa giải của Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga- Ucraine.
Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

Nga cho chưa đúng thời điểm để ngừng bắn ở Ucraine

(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
Ông Trump bị truy tố

Ông Trump bị truy tố

Đại bồi thẩm đoàn New York bỏ phiếu truy tố cựu tổng thống Trump liên quan cáo buộc chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm Daniels

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

Cựu tổng thống Trump bị truy tố

(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẽ chuyển đến Belarus

(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

Lý do ông Tập Cận Bình chưa thể gặp ông Zelensky

(GLO)-Hôm 24/3, ông Mikhail Podolyak, cố vấn Văn phòng Tổng thống Ukraine, nói với kênh truyền hình quốc gia rằng: “Về mặt tổ chức, cả Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao Ukraine, gồm người đứng đầu văn phòng Andrey Yermak và Ngoại trưởng Dmitry Kuleba, đều tham gia vào việc này. Chúng tôi chủ động đề nghị tổ chức cuộc hội đàm”.
Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

Cựu thủ tướng Thái Lan sẵn sàng ngồi tù

(GLO)-Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Kyodo News ngày 24/3 khi tới Tokyo, ông Thaksin cho hay có thể quay trở lại Thái vào năm nay. Ông bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 và rời Thái năm 2008 để tránh phải ngồi tù.
Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

Lần đầu sau 19 năm, dân số Bắc Kinh giảm xuống

(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

Khổng lồ: cần 411 tỷ USD để tái thiết Ucraine

(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.