Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Bảo đảm hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng là một trong những nội dung Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025 vừa được phê duyệt.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT đến năm 2025.

Đề án nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp tự giác, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.

Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT, tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động giao dịch, mua bán trực tuyến; quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng được bảo đảm.

Người Việt đã có thói quen mua hàng qua mạng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch/TNO ảnh 1

Người Việt đã có thói quen mua hàng qua mạng. Ảnh: Đào Ngọc Thạch/TNO

Bảo đảm hoạt động TMĐT minh bạch, lành mạnh, bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng; thúc đẩy phát triển TMĐT bền vững tại Việt Nam.

100% sàn giao dịch thương mại điện tử lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả

Mục tiêu cụ thể của Đề án là hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nhãn hàng hóa trong hoạt động TMĐT; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động triển khai áp dụng mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Phát triển hạ tầng, cải tiến công nghệ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng để quản lý tập trung, xuyên suốt, đồng bộ phục vụ hiệu quả công tác chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT.

100% đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT được đào tạo, trang bị kiến thức về TMĐT, có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

100% các sàn giao dịch TMĐT lớn ký cam kết không kinh doanh hàng giả; 100% các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT lớn được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về TMĐT, pháp luật chuyên ngành đối với các hàng hóa do tổ chức, cá nhân kinh doanh; 100% người tiêu dùng được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi của mình.

Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng

Một trong các giải pháp thực hiện Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT (sàn giao dịch TMĐT, hệ thống thông tin giao dịch điện tử, dữ liệu giao dịch điện tử, cơ chế kiểm soát hàng hóa trong giao dịch điện tử,...) và kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu liên quan của các lực lượng chức năng thuộc các bộ, ngành.

Đồng thời, xây dựng hệ thống giám sát, thu thập dữ liệu về giao dịch TMĐT trên các nền tảng mạng xã hội để bổ sung nguồn dữ liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu tập trung về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT. Xây dựng cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT cho phép kết nối, chia sẻ thông tin giữa các bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả trong công tác phối hợp, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm giữa các cơ quan, lực lượng chức năng có liên quan.

Tăng cường hoạt động phối hợp, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số, mã vạch và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong hoạt động TMĐT.

Đồng thời, xây dựng kênh thông tin chính thống của Bộ Công thương và các lực lượng chức năng để thường xuyên cập nhật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các thông tin cảnh báo người tiêu dùng; công khai tổ chức, cá nhân vi phạm buôn bán hàng giả trong hoạt động TMĐT.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin bất ngờ vụ siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam

Thông tin bất ngờ vụ siêu thị Anh dừng bán thanh long Việt Nam

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết đã đề nghị Vương quốc Anh cung cấp hồ sơ đánh giá nguy cơ để thay đổi tần suất kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thanh long Việt Nam. Thống kê cho thấy, tính từ năm 2020 đến nay, SPS Việt Nam chưa nhận được thông báo vi phạm nào.
Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Hoa Đà Lạt và hành trình chinh phục thị trường quốc tế

Sản xuất hoa là một trong các ngành hàng chủ lực với tiềm năng phát triển lớn, có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành Nông nghiệp Lâm Đồng và tạo sự khác biệt, lợi thế cạnh tranh với các vùng sản xuất khác trong nước. Tại TP Đà Lạt, được coi là trung tâm sản xuất hoa tươi hàng đầu cả nước, địa phương đang tiếp tục thúc đẩy các giải pháp để ngành hoa phát triển bền vững.
Khởi động thị trường bánh Trung thu

Khởi động thị trường bánh Trung thu

(GLO)- Cách đây 2 tuần, thị trường bánh phục vụ Tết Trung thu đã bắt đầu khởi động. Năm nay, cùng với các dòng sản phẩm truyền thống, nhiều nhà sản xuất đã ra mắt đa dạng chủng loại bánh từ bình dân đến cao cấp nhằm phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.
Gia Lai: Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(GLO)- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Gia Lai) phối hợp với UBND xã Ia Kênh, TP. Pleiku tổ chức Khai mạc Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Kiểm soát, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu

Kiểm soát, xử lý hàng giả mạo nhãn hiệu

(GLO)- Bất cứ mặt hàng nào từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm, cho đến phụ tùng xe máy… cũng có thể bị giả mạo những nhãn hiệu nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam. Mặc dù ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng hàng giả mạo nhãn hiệu vẫn tràn lan trên thị trường.