Bảo tồn Di sản Văn hóa phi Vật thể 'Lễ hội đền Tranh'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những nét đặc sắc của lễ hội Đền Tranh là lễ rước nước vào sáng sớm 19/3, trước khi bước vào lễ khai hội, buổi chiều là các nghi Lễ tế Quan, tế Mẫu và lễ Mộc dục.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng trao Quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh là điểm du lịch. Ảnh: Mạnh Minh - TTXVN

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng trao Quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh là điểm du lịch. Ảnh: Mạnh Minh - TTXVN

Ngày 19/3, Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai hội Đền Tranh, Xuân Giáp Thìn 2024 và công bố quyết định công nhận di tích Đền Tranh là điểm du lịch cấp tỉnh.

Lễ hội thu hút đông người dân và du khách thập phương về dự, làm lan tỏa những nét đẹp của Di sản Văn hóa phi Vật thể quốc gia.

Việc công nhận di tích Đền Tranh là điểm du lịch cấp tỉnh nhằm tiếp tục bảo vệ, phát huy và làm giàu thêm những di sản văn hóa đã tồn tại hàng ngàn năm trên mảnh đất Ninh Giang, Hải Dương; giới thiệu với du khách thập phương về một điểm đến lý tưởng, điểm du lịch văn hóa tâm linh; về mảnh đất, con người Ninh Giang góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Ông Nguyễn Thành Vạn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang, Trưởng Ban Tổ chức lễ hội, cho biết về giá trị văn hóa phi vật thể, Đền Tranh còn bảo lưu được nhiều trầm tích văn hóa với rất nhiều các sự lệ trong năm và được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Đền thờ Quan lớn Tuần Tranh - hàng quan lớn trong hệ Tứ phủ thuộc tín ngưỡng Đạo Mẫu. Trước Cách mạng tháng 8/1945, mỗi năm vào tháng 2 và tháng 8 là các kỳ lễ hội chính, ngoài ra còn có Lễ Tiệc quan ngày 25/5 Âm lịch.

Ngày lễ trọng của kỳ lễ hội thứ nhất là ngày 10/2 Âm lịch, tương truyền kỷ niệm ngày sinh của Quan lớn Tuần Tranh; lễ trọng của kỳ lễ hội thứ 2 là ngày 22/8 Âm lịch, kỷ niệm ngày mất của Đức Thánh Trần Hưng Đạo - người có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ thứ 13.

Các sự lệ và lễ hội trong năm tại Đền Tranh thể hiện ước vọng và năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng nhân dân tại địa phương.

Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa, trong đó có di sản văn hóa tại đền Tranh và di sản văn hóa phi vật thể lễ hội đền Tranh đã làm sống lại những giá trị văn hóa nghệ thuật của một vùng quê văn hiến có bề dày lịch sử lâu đời, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đại diện lãnh đạo trung ương và tỉnh Hải Dương dâng hương. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Đại diện lãnh đạo trung ương và tỉnh Hải Dương dâng hương. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)

Một trong những nét đặc sắc của lễ hội Đền Tranh là lễ rước nước vào sáng sớm 19/3, trước khi bước vào lễ khai hội. Buổi chiều là các nghi Lễ tế Quan, tế Mẫu và lễ Mộc dục.

Đền Tranh tọa lạc tại xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định số 2114/QĐ-BVHTTDL ngày 25/3/2009. Lễ hội truyền thống Đền Tranh được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 781/QĐ-BVHTTDL ngày 4/4/2022.

Ngày 21/12/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương có Quyết định số 3110/QĐ-Ủy ban Nhân dân công nhận Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia đền Tranh, xã Đồng Tâm là điểm du lịch.

Theo Quyết định, đơn vị quản lý điểm du lịch là Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang. Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan bảo vệ, giữ gìn, phát triển tài nguyên du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan; giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Ủy ban Nhân dân huyện Ninh Giang ban hành quy chế, nội quy quản lý và khai thác điểm du lịch theo đúng quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản và các văn bản có liên quan; xây dựng nội dung thuyết minh, các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu điểm du lịch địa phương nhằm phát huy giá trị di tích…

Lễ hội Đền Tranh năm nay diễn ra trong 3 ngày 19/3 và 23-24/3 (tức ngày 10/2 Âm lịch và ngày 14-15/2 Âm lịch).

Trong hai ngày 23-24/3 sẽ diễn ra nhiều trò chơi dân gian như đập niêu, bắt chạch trong chum, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, pháo đất, kéo co và các môn bóng bàn, bóng chuyền hơi, múa rối nước.

Tại lễ hội, huyện Ninh Giang tổ chức nhiều gian trưng bày các sản phẩm OCOP của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc "trình làng" trong dịp hè

Nhiều sản phẩm du lịch đêm đặc sắc "trình làng" trong dịp hè

(GLO)- Du lịch đêm từ lâu đã trở thành một sản phẩm không thể thiếu nhằm giữ chân và khiến du khách chi tiêu nhiều hơn tại một điểm đến. Nắm bắt xu thế chung, nhiều địa phương trong cả nước đã tập trung xây dựng và ra mắt các sản phẩm du lịch đêm trong dịp hè này nhằm hấp dẫn du khách.

Du lịch Phú Quốc: Cảnh báo nguy cơ 'vượt quá sức tải' của đảo

Du lịch Phú Quốc: Cảnh báo nguy cơ 'vượt quá sức tải' của đảo

Đề án đưa Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế được đánh giá khả thi có tính tới phát triển bền vững. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo nguy cơ quá tải hạ tầng, nên cần tính toán kỹ “sức tải” không gian đảo, đảm bảo tăng trưởng hài hòa, lâu dài.

Tháng 5, du lịch Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 5, du lịch Việt Nam đón 1,53 triệu lượt khách quốc tế

(GLO)- Ngành Du lịch Việt Nam trong tháng 5 bùng nổ khi đón lượng khách quốc tế cao kỷ lục so với cùng kỳ trong suốt 1 thập kỷ với 1,53 triệu lượt. Đây là tín hiệu đáng mừng, khẳng định sức hút của các điểm đến cũng như chứng minh khả năng phục hồi mạnh mẽ của ngành Du lịch sau dịch Covid-19.

Bay qua miền di sản Hội An

Bay qua miền di sản Hội An

Lần đầu tiên một giải thi đấu dù lượn được tổ chức tại đô thị cổ Hội An mở ra triển vọng về việc duy trì một sự kiện thể thao độc đáo thường niên cũng như cung cấp trải nghiệm mới mẻ kích cầu du khách đến với Hội An, Quảng Nam.

Bình Định: Siết chặt hoạt động giao thông đường thủy nội địa phục vụ du lịch

Bình Định: Siết chặt hoạt động giao thông đường thủy nội địa phục vụ du lịch

(GLO)- Tại cuộc họp kiểm tra tình hình hoạt động giao thông thủy nội địa và hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị nghiêm cấm phương tiện không đảm bảo điều kiện tham gia hoạt động vận chuyển, đưa đón hành khách, du khách trong khu vực biển của tỉnh.

Singapore khẳng định vị thế hộ chiếu "vạn năng" nhất thế giới. (Nguồn: Henley & Partners)

Hộ chiếu “quyền lực” nhất năm 2025

(GLO)-  Hộ chiếu của Singapore tiếp tục được xếp ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực nhất thế giới 2025 với 193 điểm, dù đã giảm 2 điểm so với bảng xếp hạng được công bố vào tháng 1/2025.

Đầu tư 25 tỷ đồng chỉnh trang khu thắng cảnh Biển Hồ

Đầu tư 25 tỷ đồng chỉnh trang khu thắng cảnh Biển Hồ

(GLO)- Thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tích cực triển khai nhiều dự án chỉnh trang đô thị, đầu tư đồng bộ hạ tầng, cảnh quan và các điểm du lịch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo tồn văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên.

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra toàn diện ngành du lịch năm 2025

(GLO)- Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật và bảo đảm chất lượng trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở đào tạo, hướng dẫn viên du lịch năm 2025.

null