Campuchia kích cầu du lịch bằng lễ hội sông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 16/3, Campuchia chính thức khai mạc Lễ hội sông lần thứ VIII với chủ đề “Dòng sông vì hòa bình và sự phát triển” tại tỉnh Siem Reap.
Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng tham dự lễ hội. Ảnh: VOV

Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng tham dự lễ hội. Ảnh: VOV

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, du khách được hòa mình vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm ẩm thực, hội chợ thương mại, các màn bắn pháo hoa, nghi lễ thả cá giống, đi thuyền trên sông và các sự kiện thể thao…

Tham dự lễ hội, Thủ tướng Hun Manet bày tỏ lạc quan rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng ngành du lịch vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong việc tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và góp phần đạt được các mục tiêu của chiến lược của Chính phủ. Ngành kinh tế này có khả năng đưa Campuchia trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 2030 và trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2050.

“Việc phát triển các vùng ven sông không chỉ cho hiện tại, mà còn hướng tới tương lai lâu dài với một kế hoạch rõ ràng, toàn diện trong thời điểm cả thế giới đang đứng trước những diễn biến phức tạp về chính trị, kinh tế và xã hội”- ông Hun Manet nhấn mạnh.

Campuchia nổi tiếng với nhiều di sản, phong tục tập quán và lễ hội độc đáo gắn với sông nước. Trong đó có Lễ hội đua thuyền, thả hoa đăng, cúng trăng, ăn cốm dẹp của dân tộc Khmer hằng năm. Theo các nhà nghiên cứu, Lễ đua thuyền đã có từ thời đế chế Angkor (thế kỷ 12) nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của thủy quân.

Lễ thả hoa đăng, cúng trăng, ăn cốm dẹp thể hiện mong ước mùa màng bội thu, đời sống sung túc, tạ ơn thần mặt trăng và thần nước đã ban cho người dân thời tiết thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hằng ngày.

Du lịch là một trụ cột kinh tế quan trọng của Campuchia. Nước này đặt mục tiêu thu hút 7 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2025, vượt mức 6,6 triệu lượt đã đạt được trong năm 2019 trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Trong năm 2023, nước này đã đón 5,45 triệu du khách nước ngoài, thu về hơn 3,8 tỷ USD, đóng góp 7,5% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

Tổng thống Mỹ tuyên bố các cơ sở hạt nhân của Iran bị phá hủy hoàn toàn

(GLO)- Sáng 22-6 (giờ Hà Nội), trong bài phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố, cuộc không kích của Mỹ nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran là “một chiến thắng quân sự ngoạn mục”; đồng thời, những cơ sở này đã bị “phá hủy hoàn toàn và triệt để”.

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

Mỹ tấn công Iran, Trung Đông nóng rẫy

(GLO)- Đêm 21/6 ( sáng 22/6 theo giờ Việt Nam), Mỹ đã tiến hành tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Tổng thống Trump nói mục tiêu đã bị tiêu hủy, trong khi Iran chưa lên tiếng phản hồi. Nguy cơ xung đột lan rộng và rò rỉ hạt nhân là mối lo không chỉ với Tehran.

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

Chính phủ Thái Lan trước thử thách nghiệt ngã

(GLO)- Tranh chấp, xung đột giữa Campuchia và Thái Lan kéo dài trong lịch sử. Cuộc đọ súng ngày 28/5 gần khu vực biên giới tỉnh Ubon Ratchathani- Thái Lan khiến tình hình thêm nghiêm trọng. 2 nước nỗ lực kéo giảm căng thẳng, trong khi chính trường Thái Lan phát sinh diễn biến khó lường.

null