Sân bay lớn nhất Campuchia do Trung Quốc xây dựng sẽ khai thác vào năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tân Hoa Xã đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Manet ngày 12/3 có chuyến thị sát công trường dự án sân bay quốc tế Techo ở tỉnh Kandal, cách thủ đô Phnom Penh khoảng 20km. Đây là sân bay cấp 4F, cấp cao nhất thế giới.
Sân bay Techo đang được xây dựng. Ảnh: Techz.vn

Sân bay Techo đang được xây dựng. Ảnh: Techz.vn

Techo hiện đã hoàn thành 66,1% khối lượng. Đây là sân bay được đầu tư bởi Công ty Đầu tư sân bay Campuchia, trị giá 1,5 tỉ USD do Công ty TNHH Cục Công trình số 3 xây dựng Trung Quốc (CCTEB) xây dựng trên diện tích 2.600ha.

Sân bay quốc tế Techo được xây dựng vào tháng 6/2020. Sau khi hoàn thành, sân bay này có thể tiếp nhận các chuyến bay xuyên lục địa đường dài, cho phép đón máy bay khổng lồ như Airbus A380-800 và Boeing 747-800.

Techo có khả năng phục vụ 13 triệu hành khách mỗi năm trong giai đoạn đầu, 30 triệu hành khách trong giai đoạn thứ hai sau năm 2030 và lên tới 50 triệu hành khách trong giai đoạn thứ ba vào năm 2050.

"Năm tới, sân bay này sẽ được đưa vào hoạt động thương mại và đây sẽ là sân bay lớn nhất Campuchia" - Thủ tướng Hun Manet nói trong chuyến thị sát công trường ngày 12/3.

Nhà lãnh đạo Campuchia cho biết sân bay quốc tế Techo là biểu tượng của hòa bình và phát triển ở Campuchia. Khoảng 961 triệu USD đã được sử dụng cho dự án này.

Dự án huy động gần 3.500 kỹ sư, nhân viên kỹ thuật tại chỗ, bao gồm lao động Campuchia và Trung Quốc. Ông Hun Manet khen ngợi họ đã hợp tác tốt để phát triển sân bay khổng lồ- biểu tượng cho sự phát triển nhanh chóng của Campuchia.

Khi sân bay Techo hoàn thành, sân bay cũ ở trung tâm Phnom Penh sẽ chỉ được dùng để bay nội địa hay các phái đoàn ngoại giao, quân sự. Theo Tân Hoa Xã, siêu sân bay Techo là minh chứng rõ rệt nhất cho sự hợp tác bền chặt giữa Trung Quốc và Campuchia trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.