Bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định đi vào hoạt động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Ngày 27-8, tại TP. Hồ Chí Minh, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định đã chính thức đi vào hoạt động. Toạ lạc tại số 145 Trần Quang Khải (Quận 1), đây là Bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.

Bảo tàng biệt động Sài Gòn-Gia Định trước đây từng thuộc Nghiệp đoàn Ngọc Quế - cơ sở bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn hoạt động dưới vỏ bọc là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập, do Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai) quản lí.

Các nhân chứng lịch sử của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tìm về ký ức xưa tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. (Ảnh: Quốc Thanh/hcmcpv.org.vn)
Các nhân chứng lịch sử của lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định tìm về ký ức xưa tại Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. (Ảnh: Quốc Thanh/hcmcpv.org.vn)

Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định có 7 bộ sưu tập hiện vật quý giá gắn liền với lực lượng biệt động, gồm: Bộ sưu tập các hầm bí mật chứa vũ khí, ém quân; Bộ sưu tập những chiếc xe các chiến sĩ Biệt động đã dùng để đi lại, hoạt động; Bộ sưu tập vũ khí; Bộ sưu tập vật dụng sinh hoạt gắn liền với quá trình hoạt động của lực lượng Biệt động Sài Gòn; Bộ sưu tập dụng cụ đồ nghề sản xuất của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (Mai Hồng Quế) trong vỏ bọc nhà thầu khoán Dinh Độc Lập; Bộ sưu tập thiết bị thông tin liên lạc… Mỗi hiện vật là một câu chuyện kể sống động, gần gũi mà cũng đầy tính chất huyền thoại của Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Đặc biệt và duy nhất ở Bảo tàng là bộ sưu tập hầm bí mật và bộ sưu tập phương tiện đi lại để hoạt động cách mạng của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn-Gia Định.

Lần đầu tiên, một hình ảnh tổng quan về mạng lưới và cách thức hoạt động đầy bí ẩn của Biệt động Sài Gòn-Gia Định được hiện hữu đầy đủ và rõ nét qua hệ thống các hầm chứa vũ khí, hầm ém quân được xây dựng ngay trong lòng địch trong nhiều năm phục vụ cho các trận đánh huyền thoại của Biệt động giữa lòng Sài Gòn, và cho Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Đặc biệt, Bảo tàng còn có một Bức tường tưởng niệm được xây dựng trang trọng trong không gian ấm cúng để tri ân, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã hiến dâng cuộc đời cho Tổ quốc.

Biệt động Sài Gòn tiền thân là các tổ chức Tự vệ quyết tử được thành lập từ cuối năm 1945, đầu năm 1946 ở Sài Gòn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuy điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng với tinh thần tự lực cánh sinh, với cách đánh bí mật, táo bạo, bất ngờ đã gây cho Pháp và tay sai những tổn thất nặng nề ngay tại trung tâm sào huyệt ở Sài Gòn, khiến kẻ thù khiếp sợ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng Biệt động Sài Gòn được xây dựng và phát triển trong giai đoạn Mỹ tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) và phát triển lên đỉnh cao trong “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968). Trong giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Khu ủy, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn-Gia Định, Phân khu 6, lực lượng Biệt động được xây dựng hoàn chỉnh, phong phú, đa dạng hơn thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nghệ thuật tác chiến phát triển vượt bậc và đạt đến đỉnh cao, tương xứng với tầm vóc của cuộc chiến đấu mới.

Trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chỉ với gần 100 chiến sĩ, bằng lối đánh “xuất quỷ nhập thần”, lực lượng Biệt động Sài Gòn đã đồng loạt tiến đánh cùng lúc 5 mục tiêu chiến lược: Dinh Độc Lập, Đại sứ quán Mỹ, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy và Đài phát thanh.

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.