Bảo tàng Đắk Lắk: Hành trình của gần 700 hiện vật quý giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mỗi hiện vật được trao tặng đều gắn với những dấu mốc lịch sử, những kỷ niệm, ký ức của mỗi người dân nên không thể tính được bằng giá trị vật chất.
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức tiếp nhận tài liệu, hiện vật do các tổ chức, cá nhân trong tỉnh hiến tặng. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhằm tôn vinh giá trị của những hiện vật lịch sử, nhân lên tình yêu, ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Cầm chiếc lưỡi lê của Mỹ, chiến lợi phẩm thu được sau một trận đánh, ông Nguyễn Văn Tư, cựu chiến binh ở phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk bồi hồi nhớ lại những tháng ngày chiến đấu gian khổ nhưng cũng đầy oanh liệt. Khi ấy, lưỡi lê được ông và các đồng đội sử dụng như một vật dụng quan trọng, không chỉ là vũ khí chiến đấu khi giáp mặt kẻ thù mà còn dùng để đào hầm, cắt cây, đào củ, phục vụ đời sống khi ở trong rừng.
 Một số hiện vật do các cá nhân hiến tặng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Một số hiện vật do các cá nhân hiến tặng Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Ông Tư còn lưu giữ được cả những tờ tem phiếu hay tờ đơn để mua xe đạp, những kỷ niệm từ thời bao cấp. Mới đây, khi hay thông tin Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk có thư kêu gọi hiến tặng hiện vật, ông Tư đã đem những kỷ vật từng một thời gắn bó tặng lại cho Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.
Còn với ông Nguyễn Tử Xuyên, ở phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk,  say mê sưu tầm đồ cổ từ khi còn trẻ. Hiện ông có một gian trưng bày riêng tại nhà, có trên 10 nghìn hiện vật, gồm chiêng, ché và nhiều đồ dùng, vật dụng truyền thống quý giá của người dân tộc tại chỗ. Khi biết Bảo tàng Đắk Lắk tiếp nhận hiến tặng hiện vật, ông đã không ngần ngại tặng 11 hiện vật là máy hát, radio, tivi, đèn măng sông, cối xay cà phê, hồ tiêu, bi đông nhựa…
Đây là những đồ vật thể hiện đời sống của thời bao cấp được ông tìm kiếm từ nhiều nơi, mất không ít thời gian, công sức. Chia tay những đồ vật mình sưu tầm được tuy có phần luyến tiếc, nhưng theo ông Xuyên, việc hiến tặng như là sự chia sẻ, để có thêm nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết đến những vật dụng đã gắn bó với đời sống người dân một thời, từ đó thêm trân quý những giá trị lịch sử, truyền thống.
Ông Nguyễn Tử Xuyên chia sẻ: "Những vật dụng mang dấu ấn của thời gian sẽ cũ đi, thậm chí tôi nghĩ rằng mai mốt cũng sẽ mất đi,không còn nữa và người ta không còn sản xuất nữa thì tôi nghĩ rằng để cho thế hệ sau này có thể thấy được vì những đồ dùng này không những phục vụ cho đời sống sinh hoạt cộng đồng mà các đồng bào sắc tộc Tây Nguyên cũng như người Kinh chúng ta mà còn phục vụ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước cũng như chiến đấu bảo vệ tổ quốc".
Cũng như ông Tư, ông Xuyên, rất nhiều người hiến tặng từ những hiện vật là kỷ vật của gia đình hoặc cá nhân, hoặc là hiện vật sưu tầm được. Họ tin rằng những kỷ vật này sẽ được bảo quản tốt nhất và trường tồn mãi mãi, để giúp nhiều người biết đến nhiều hơn. Bà H Phiết Uông, dân tộc Mnông, ở buôn Yôk Đuôn, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, vì yêu quý và tin tưởng Bảo tàng Đắk Lắk nên bà đã không ngần ngại tặng đi những cổ vật từ thời ông bà để lại, trong đó có chiếc ché cổ quý giá của người Mnông.
"Với sự yêu mến bảo tàng Đắk Lắk thì tôi không tiếc tặng những vật dụng cổ mà tôi có, chẳng hạn như nồi đất, ché cổ hay là những vật dụng cũng từ thời ông bà để lại. Tôi mong muốn bảo tàng Đắk Lắk sẽ đưa những cổ vật này đến với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ để họ biết đến những vật này", bà Bà H Phiết Uông nói.
Ông Mẫn Thanh Sơn tặng lại bộ ché cổ mà ông đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc sưu tầm được.
Ông Mẫn Thanh Sơn tặng lại bộ ché cổ mà ông đã dành nhiều thời gian, công sức và tiền bạc sưu tầm được.
Chỉ trong thời gian ngắn sau khi Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch gửi thư kêu gọi hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo Tàng tỉnh, đã có 5 tổ chức và gần 50 cá nhân hiến tặng hơn 700 đơn vị hiện vật gồm các hiện vật về khảo cổ, văn hóa dân tộc, hiện vật thời kháng chiến, thời kỳ bao cấp và thời kỳ đổi mới đất nước. Những hiện vật được trao tặng khá phong phú, từ lá cờ trên cột cờ Lũng Cú, ảnh tư liệu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ, đến các tư liệu phản ánh lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, thời kỳ bao cấp, những hiện vật văn hóa như ché, gùi…
Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu, giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk cho biết sau đợt tiếp nhận đầu tiên, Bảo tàng sẽ có thêm 2 đợt nữa được tổ chức vào năm 2019 với mong muốn sẽ có thêm nhiều tư liệu, hiện vật giá trị bổ sung cho Bảo tàng.
Bà Hiếu nói: "Sưu tầm và bổ sung tài liệu cho bảo tàng đó là trách nhiệm chính của Bảo tàng. Những năm gần đây, chúng tôi rất quan tâm bổ sung các hiện vật mà được biết hiện nay thì tài liệu hiện vật được giữ trong nhân dân các đơn vị rất là nhiều cho nên lần này được sự cho phép của Sở và Sở đã ban hành thư kêu gọi hiến tặng hiện vật và bảo tàng cũng đã có kế hoạch để tiến hành sưu tầm bổ sung tư liệu và tổ chức tiếp nhận các hiện vật".
Mỗi hiện vật, tài liệu được trao tặng đều gắn với những dấu mốc lịch sử, những kỷ niệm, ký ức của mỗi người dân nên không thể tính được bằng giá trị vật chất. Hiến tặng lại những hiện vật ấy cho Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, điều mà những người sưu tầm muốn gửi gắm là để cho con cháu mai sau hiểu hơn giá trị lịch sử. Để từ đó nhân lên tình yêu, ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, của cha ông mình; khơi gợi niềm tự hào, tình yêu đất nước cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
H Xíu/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

Gương mặt thơ: Trúc Phùng

(GLO)- Đây là số cuối cùng của chuyên mục “Gương mặt thơ” trên báo Gia Lai Cuối tuần do tôi phụ trách.Chuyên mục đã đi được hơn 2 năm (từ tháng 10-2022), tới nay đã giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhà thơ nổi tiếng trên thi đàn cả nước.

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

Người Mường ở xã Ia Lâu “giữ lửa” cồng chiêng

(GLO)- Rời quê vào thôn Đà Bắc (xã Ia Lâu, huyện Chư Prông) lập nghiệp đã hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường vẫn luôn duy trì và nỗ lực bảo tồn văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Với họ, “giữ lửa” cồng chiêng chính là cách làm thiết thực nhất tạo sự gắn kết bền chặt với quê hương, nguồn cội.

Già làng Đônh (bìa phải) giới thiệu về chiếc nỏ của người Bahnar. Ảnh: R.H

Điểm tựa Kon Brung

(GLO)- Không chỉ tâm huyết với công tác hòa giải, già làng Đônh (SN 1960; làng Kon Brung, xã Ayun, huyện Mang Yang) còn rất tâm huyết với việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Với bà con, ông là điểm tựa của làng Kon Brung.

Về miền di sản

Về miền di sản

(GLO)- Những địa danh lịch sử, điểm di sản là nơi thu hút nhiều người đến tham quan, tìm hiểu. Được tận mắt chứng kiến và đặt chân lên một miền đất giàu truyền thống luôn là trải nghiệm tuyệt vời và xúc động đối với nhiều người.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

(GLO)- Tại Kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Thủ đô Asunción (Cộng hòa Paraguay) vào ngày 4-12, UNESCO đã chính thức ghi danh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.