Bão Gaemi đổ bộ Trung Quốc, 'bao trọn' 7 lưu vực sông lớn, nguy cơ nặng nề

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Bão Gaemi đổ bộ vào Đông Nam Trung Quốc hôm 25-7 sau khi di chuyển qua eo biển Đài Loan, gây ra cảnh báo về tình trạng nước sông dâng cao, lũ quét và ngập nặng.

Gaemi, cơn bão thứ 3 và mạnh nhất đổ bộ bờ biển phía Đông Trung Quốc trong năm nay, đã đi vào tỉnh Phúc Kiến tối 25-7 sau khi quét qua Đài Loan (Trung Quốc) với gió giật lên tới 227 km/giờ. Đây là một trong những cơn gió mạnh nhất được ghi nhận ở Tây Thái Bình Dương.

Biển hiệu đổ sập sau khi bão Gaemi đi qua phía Bắc Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Biển hiệu đổ sập sau khi bão Gaemi đi qua phía Bắc Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Trước khi bão đổ bộ, 240.800 người dân Phúc Kiến đã được sơ tán. Mặc dù đã suy yếu, bão Gaemi dự báo sẽ gây ra lượng mưa lớn ở ít nhất 10 tỉnh của Trung Quốc trong những ngày tới.

Đài quan sát khí tượng tỉnh Phúc Kiến đã ước tính rủi ro, cho rằng Gaemi đứng thứ hai về chỉ số gió và mưa trong số 326 cơn bão trong lịch sử Trung Quốc. Do đó, áp lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai tương đối lớn.

Trưởng bộ phận dự báo thủy văn của Bộ Thủy lợi Trung Quốc nói bão dự kiến quét qua Châu Giang, hồ Thái Hồ, sông Dương Tử, sông Hoài Hà, sông Hoàng Hà, sông Hải Hà, sông Tùng Liêu, tương đương với bao trọn cả 7 lưu vực sông lớn.

Đặc biệt, Gaemi di chuyển chậm và có đủ thời gian để tích lũy năng lượng. Ngoài ra, gió mùa Tây Nam có nguồn cung cấp hơi nước ổn định nên hơi nước tương đối dồi dào và cường độ mưa cao.

Mực nước dâng cao do mưa lớn ở quận Meinong, Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Mực nước dâng cao do mưa lớn ở quận Meinong, Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, Gaemi được so sánh với cơn bão Doksuri năm ngoái, cơn bão đã gây ra trận lũ lịch sử gây thiệt hại trên toàn Trung Quốc gần 30 tỉ USD.

Các nhà chức trách cho biết mực nước ở hạ lưu sông Dương Tử cũng như các hồ nước ngọt lớn Poyang và Dongting ở miền Trung Trung Quốc có thể dâng cao, trở lại mức nguy hiểm như hồi đầu tháng 7 sau những trận mưa lớn trong mùa hè.

Chính quyền Bắc Kinh cũng cảnh báo Gaemi có thể gây ra lượng mưa lớn ở thủ đô Trung Quốc ngay cả khi cơn bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Các nhà chức trách cũng cảnh báo mưa do bão Gaemi có thể gây ra lũ quét và ngập lụt, đặc biệt là ở một số vùng phía Bắc Trung Quốc, nơi vừa hứng chịu trận mưa lớn đầu tuần này.

Cây xanh ngã đổ khi Bão Gaemi đi qua phía Bắc Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Cây xanh ngã đổ khi Bão Gaemi đi qua phía Bắc Đài Loan (Trung Quốc) hôm 25-7. Ảnh: Reuters

Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì cuộc họp hôm 25-7 để nghiên cứu và sắp xếp công tác liên quan đến kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thiên tai.

Trung Quốc đang trong giai đoạn kiểm soát lũ lụt quan trọng, khi lũ lụt dự kiến xảy ra ở các lưu vực sông lớn, bao gồm cả sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. Theo thông báo chính thức của cuộc họp, sự xuất hiện của bão Gaemi có thể khiến tình hình kiểm soát lũ lụt khó khăn và phức tạp hơn.

Sóng lớn ập vào bờ biển ở thị trấn Tam Sa, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc hôm 25-7. Ảnh: Tân Hoa Xã

Sóng lớn ập vào bờ biển ở thị trấn Tam Sa, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc hôm 25-7. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cuộc họp cũng nhấn mạnh nhu cầu củng cố cơ sở hạ tầng thủy lợi trên toàn quốc nhằm ngăn ngừa vỡ đê và vỡ đập ở các sông và hồ chứa lớn.

Trước khi đến Trung Quốc, Gaemi đã khiến 3 người chết và 380 người bị thương tại Đài Loan, gây lũ lụt và làm chìm một tàu chở hàng sau khi cơn bão mạnh nhất 8 năm này tấn công hòn đảo khi đổ bộ tối 24-7.

Có thể bạn quan tâm

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Miền Bắc chưa lạnh, Biển Đông sắp đón bão số 7

Dự báo thời tiết cho biết những ngày đầu tháng 11 có liên tiếp các đợt không khí lạnh từ phía bắc tràn về. Hôm nay theo dự báo, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung sẽ rét trở lại. Thế nhưng thực tế, những người thích không khí lạnh đặc trưng của miền Bắc chưa cảm nhận được điều này.