Bản tin lạ, chỉ có 1 dòng của Triều Tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 30-6 đăng dòng tin sắp có “tin tức quan trọng” nhưng không nêu thông tin chi tiết.

Theo hãng tin Reuters, một quan chức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc phụ trách các vấn đề liên Triều không đưa ra bình luận nào về thông báo của KCNA.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang chủ trì một cuộc họp quan trọng của đảng Lao động Triều Tiên để đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách nhà nước trong nửa đầu năm nay.

Trong một bản tin khác vào sáng 30-6, sau thông báo có "tin tức quan trọng" nêu trên, KCNA cho biết ông Kim Jong-un đã có bài phát biểu về trọng tâm của nửa cuối năm trong cuộc họp toàn thể, cũng như giải quyết "những sai lệch" cản trở sự phát triển kinh tế ổn định.

KCNA không cung cấp thêm gì về bài phát biểu của ông Kim Jong-un.

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên diễn ra sau cuộc gặp gần đây giữa ông Kim Jong-un với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhân chuyến thăm của tổng thống Nga đến Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện Triều Tiên-Nga, trong đó có điều khoản phòng thủ chung, đảm bảo sự hỗ trợ quân sự nếu một trong hai bên bị tấn công hoặc rơi vào tình trạng chiến tranh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại sân bay ở Bình Nhưỡng rạng sáng 19-6. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại sân bay ở Bình Nhưỡng rạng sáng 19-6. Ảnh: Sputnik

Cũng trong ngày 30-6, Triều Tiên chỉ trích cuộc tập trận quân sự chung "Freedom Edge" của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc được tổ chức từ ngày 27 đến 29-6. Bình Nhưỡng nói rằng các cuộc tập trận như vậy cho thấy mối quan hệ giữa ba nước đã phát triển thành "phiên bản châu Á của NATO".

Ngày 27-6, cuộc tập trận quân sự chung quy mô lớn với sự tham gia của các tàu khu trục hải quân, máy bay chiến đấu và tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ Theodore Roosevelt, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước tên lửa, tàu ngầm và các cuộc tấn công trên không.

Cuộc tập trận Freedom Edge được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh ba bên ở Mỹ năm ngoái. Mục đích là tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng.

Theo hãng tin Reuters, Bộ Ngoại giao Triều Tiên tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ không phớt lờ việc tăng cường khối quân sự do Mỹ và các đồng minh dẫn đầu, đồng thời sẽ có phản ứng mạnh mẽ và áp đảo.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết Washington đang tiếp tục nỗ lực kết nối Hàn Quốc và Nhật Bản với NATO, nói rằng việc Seoul cung cấp vũ khí cho Ukraine là một ví dụ về nỗ lực đó.

Trong khi đó, Hàn Quốc nhấn mạnh họ sẽ xem xét khả năng cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine để phản đối việc Nga và Triều Tiên ký hiệp ước phòng thủ chung.

Hàn Quốc và Mỹ cáo buộc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga để sử dụng ở Ukraine, song Moscow và Bình Nhưỡng phủ nhận.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

Triều Tiên tố Hàn Quốc chuyển những thứ rác rưởi sang lãnh thổ của mình

(GLO)- Lâu nay, hoạt động tuyên truyền của Hàn Quốc và thả rác thải của Triều Tiên gây nên mâu thuẫn và căng thẳng giữa 2 nước. Tuy nhiên mới đây, đến lượt Triều Tiên tố Hàn Quốc sử dụng truyền đơn và đồ dùng mà Bình Nhưỡng gọi là rác rưởi sang lãnh thổ của mình với mục đích chống phá.

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

Đức xuống nước thừa nhận sai lầm, Tổng thống Trump nói Nga và Ukraine phải dừng lại

(GLO)- Hãng tin Reuters ngày 15/11 đưa tin Thủ tướng Đức Scholz trong cuộc phỏng vấn với báo Sueddeutsche Zeitung, thừa nhận Đức phải thay đổi mức chi tiêu để ứng phó với "tình trạng khẩn cấp về tài chính" do xung đột ở Ukraine gây ra, sau khi phe đối lập trung hữu đề cập chính sách "phanh nợ".